1.3 .1Các lý thuy ết đánh giá năng lự cạ nh tranh ủa NHTM
1.3.1.2 Ma trận SWOT
Ma trận phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. SWOT viết tắt của 4 chữ Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một cơng cụ phân tích chiến lược, rà sốt và đánh giá vị trí, định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo các thứ tự ưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các phương án chiến lược cạnh tranh.
Bảng 1.1 Ma trận SWOT
Ma trận Cơ hội (O) Thách thức (T)
Điểm mạnh (S) Phối hợp Phối hợp
Điểm yếu (W) Phối hợp Phối hợp
Mơ hình SWOT được sử dụng để đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
S/O: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị trường. W/O: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp để tận
dụng cơ hội thị trường.
S/T: chiến lược dựa trên ưu thế của của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị
trường.
W/T: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của
doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
Ma trận phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.
Ưu điểm của phân tích SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát đủ các yếu tố, cả trong và ngoài doanh nghiệp. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức tác động đến doanh nghiệp mà không nên chỉ phân tích điểm mạnh, cơ hội đem đến với doanh nghiệp mà bỏ qua phân tích điểm yếu, thách thức của doanh nghiệp.
20
Trong khuôn khổ bài này, hệ thống đánh giá ngân hàng CAMEL là cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Theo giới hạn của luận văn, tác giả sẽ nghiên cứu các chỉ tiêu nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
1.3.2.1 Năng lực tài chính
Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại thời điểm nhất định. Năng lực tài chính của NHTM được thể hiện qua các yếu tố sau:
Quy mô vốn
Quy mô vốn của một ngân hàng được thể hiện qua vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng ngân hàng. Ngồi ra vốn chủ sở hữu cịn bao gồm các thành phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu tặng, tài trợ; vốn được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh cùng với giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu giữ chức năng vô cùng quan trọng, đó chính là chức năng bảo vệ. Nó cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động trong thời gian bắt đầu hoạt động – là thời gian mà ngân hàng chưa nhận được tiền gửi từ khách hàng, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định của NHNN, ta tính tốn được vốn tự có của ngân hàng. Vốn tự có sẽ bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Vốn cấp 1: là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ, dự phòng, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia và các khoản khác.
21
Vốn cấp 2: là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt động và phụ thuộc vào nguồn vốn cấp 1 về quy mơ và tính ổn định thấp. Vốn tự có cấp 2 bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi và các khoản khác.
Vốn tự có là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng. Vốn tự có cao sẽ tạo niềm tin cho cơng chúng, đồng thời NHTM cũng dễ dàng huy động và cho vay đảm bảo theo quy định của NHNN. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng thấp.
Theo quy định của Bassel, vốn tự có của NHTM phải đạt tối thiểu 8% trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi của ngân hàng đó (hay cịn gọi là tỷ lệ an toàn vốn CAR). Quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở Việt Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%.
Chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có phản ánh “sức khỏe” của ngân hàng. Chất lượng tài sản có được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, mức lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu…
Nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: Nợ cần chú ý, nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Mức sinh lợi
Mức sinh lợi là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mức sinh lợi được thể hiện thông qua các thông số sau:
- Giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế. - Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận.
- ROE = Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu. (ROE: thể hiện thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu)
- ROA= Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản (ROA: Thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản – đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản thành thu nhập rịng)
Khả năng thanh khoản
Theo Trần Huy Hồng (2011), khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng ngân hàng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được coi có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh.
1.3.2.2 Năng lực hoạt động
Năng lực hoạt động là khả năng chiếm lĩnh thị phần về huy động vốn, về tín dụng và đầu tư, về các dịch vụ khác của ngân hàng thương mại.
Thông thường, người ta thường đánh giá năng lực hoạt động của NHTM thông qua các mặt sau:
- Khả năng huy động vốn, thể hiện rõ trên các mặt sau: thị phần huy động, mức tăng trưởng hàng năm.
- Khả năng tín dụng và đầu tư, thể hiện rõ ở các khía cạnh: thị phần tín dụng mà NHTM chiếm lĩnh so với các đối thủ khác trong ngành, cơ cấu tín dụng, năng lực cho thuê tài chính, năng lực đầu tư tài chính.
- Khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ: đó là sự tăng lên hay giảm xuống của việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng qua các năm, chiến lược thu hút khách hàng bằng những sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán quốc tế, khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán… Một ngân hàng có sản phẩm đa dạng, năng lực quản lý của nhà quản trị tốt thì sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ phải phù hợp với nguồn lực. Khi nguồn lực của ngân hàng cịn hạn chế thì khơng nên dàn trải q nhiều, như vậy sẽ không phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, giảm uy tín của ngân hàng và lãng phí nguồn lực.
1.3.2.3 Năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện khả năng cạnh tranh của NHTM. Khi sử dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, ngân hàng đã gia tăng tiện ích, đảm bảo bảo mật, tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng mình. Cơng nghệ của ngân hàng bao gồm các cơng nghệ liên quan đến tác nghiệp: ATM, thanh tốn điện tử, ngân hàng bán lẻ… và hệ thống cảnh báo rủi ro, cơng nghệ áp dụng trong q trình quản lý tác nghiệp trong nội bộ ngân hàng.
Để đánh giá năng lực về công nghệ của ngân hàng ta cần đánh giá:
- Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, mức độ hiện đại của công nghệ đang sử dụng.
- Độ mở của công nghệ (khả năng đổi mới).
- Quy trình xử lý các thao tác nghiệp vụ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, khơng dẫn đến phức tạp hóa quy trình giao dịch.
- Tính liên kết cơng nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về cơng nghệ của mỗi ngân hàng.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi nhân viên ngân hàng am hiểu nghiệp vụ, có khả năng ứng xử khéo léo thì sẽ tạo được lịng tin cho khách hàng. Vì vậy, khách hàng sẽ gắn bó với ngân hàng một cách bền lâu.
Khi xem xét năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM, ta phải quan tâm đến hai yếu tố: yếu tố về số lượng và yếu tố về chất lượng.
- Về số lượng, số lượng nhân viên của ngân hàng phải đáp ứng đủ nhu cầu của hệ thống mạng lưới ngân hàng và yêu cầu thực tế phát sinh. Một NHTM không phải có nhiều nhân sự là có lợi thế cạnh tranh. Điều quan trọng là năng suất lao động như thế nào. Vì vậy, khi đánh giá năng lực cạnh tranh về số lượng của nguồn nhân lực, ta cần phải so sánh với trung bình ngành và các đối thủ cùng quy mô.
- Về chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thơng qua:
+ Trình độ văn hóa, kỹ năng giao tiếp, khả năng tiếp thu công nghệ mới của nhân viên. Ngân hàng có trình độ văn hóa cao thì sẽ tạo nguồn nhân lực chất lượng, khả năng sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng được gia tăng. Kỹ năng giao tiếp của nhân viên là một yếu tố quan trọng để “giữ chân” khách hàng. Mặc dù sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có một vài điểm chưa tốt xong yếu tố con người có thể giúp ngân hàng tạo ra một lực lượng khách hàng trung thành. Đây được xem là một lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
+ Kỹ năng quản trị điều hành của nhà quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên. Đây được xem là yếu tố then chốt để giúp ngân hàng cạnh tranh. Nhà điều hành giỏi sẽ đưa ra nhiều cách quản lý tốt, giúp gia tăng năng suất của nguồn nhân lực đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh kịp thời giúp ngân hàng gia tăng cạnh tranh. Trình độ chun mơn của nhân viên là nhân tố quan trọng để tạo lòng tin với khách hàng. Một khi khách hàng được phục vụ và tư vấn một
cách kỹ càng, tận tâm, họ cảm thấy được những lợi ích từ những tư vấn, dịch vụ thì họ sẽ rất tin tưởng đối với nhân viên đó nói riêng và tồn thể ngân hàng đó nói chung.
+ Chất lượng của nguồn nhân lực cịn thể hiện thơng qua động cơ phấn đấu và mức độ cam kết gắn bó của nhân sự với NHTM đó. Yếu tố này phản ánh lợi thế cạnh tranh của NHTM. Một khi nhân viên có tinh thần phấn đấu cầu tiến thì họ sẽ ham học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, đề xuất ra những sáng kiến tốt góp phần tạo ra các sản phẩm đa dạng. Nguồn nhân lực ổn định là yếu tố quan trọng. Khách hàng khơng chỉ gắn bó với ngân hàng nhờ những tiện ích mà sản phẩm ngân hàng mang lại. Họ gắn bó với ngân hàng có thể vì họ u thích nhân viên nào đó của ngân hàng. Vì vậy, họ trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng. Để có thể khuyến khích nhân viên có động cơ phấn đấu và gắn bó với ngân hàng thì chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng, bảo hiểm tiền lương, chính sách nghỉ dưỡng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ chất lượng cao.
Có thể nói, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng giúp NHTM hoạt động ổn định và bền vững.
1.3.2.5 Năng lực quản trị điều hành
Đây là tiêu chí để đánh giá trình độ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành của ngân hàng đóng vai trị quan trọng được thể hiện thông qua kết quả hoạt động và mức độ an tồn của ngân hàng đó.
Tiêu chí đánh giá năng lực quản trị và điều hành được xác định bởi hiệu quả của các chính sách chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn.
Năng lực quản trị của nhà điều hành bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của NHTM. Cơ cấu tổ chức sẽ phản ánh phương thức quản trị của nhà điều hành có hiệu quả hay khơng, các Phịng ban chức năng, các bộ phận liên quan có hoạt động chồng chéo
hay khơng, có ảnh hưởng đến tốc độ xử lý hồ sơ hay không. Hiệu quả của cơ chế quản lý cịn được phản ánh thơng qua mức độ phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị liên quan…
Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phản ánh năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.
1.3.2.6 Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối được thể hiện thông qua mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu đánh giá là số lượng các chi nhánh và phịng giao dịch mà ngân hàng đó đặt trụ sở. Một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp thì khả năng tiếp cận khách hàng và phục vụ khách hàng một cách chu đáo. Đó chính là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, để biến lợi thế đó trở thành một nhân tố để gia tăng năng lực cạnh tranh thì địi hỏi các đơn vị phải hoạt động hiệu quả, nếu khơng thì sẽ gây ra hiện tượng lãng phí nguồn nhân lực. Để các đơn vị hoạt động hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của từng đơn vị, cũng cần phải có sự giám sát chặt chẽ và sự phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị khác có liên quan.
1.3.2.7 Uy tín, danh tiếng và thương hiệu của Ngân hàng
Ngân hàng để tồn tại và phát triển, điều tiên quyết là phải tạo được lịng tin của cơng chúng. Để làm được điều này, NHTM phải tạo ra được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm đó cần có sự khác biệt và mang tính ưu việt cao. Đồng thời ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các cam kết mà mình đã đưa ra. Có thể nói, uy tín và danh tiếng là món tài sản vơ hình của NHTM. Nó là yếu tố nội lực vơ cùng to lớn, quyết định sự thành công hay thất bại của NHTM trên thương trường. Ngân hàng càng có uy tín cao thì càng dễ dàng gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, khả năng huy động vốn và cho vay của ngân hàng càng lớn.