1.3 .1Các lý thuy ết đánh giá năng lự cạ nh tranh ủa NHTM
2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
- Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng gia tăng các biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Kienlongbank – vốn là ngân hàng nông thôn với các sản phẩm truyền thống.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế. Các doanh nghiệp thua lỗ và phá sản gia tăng. Ngân hàng phải trích dự phòng nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Lợi nhuận giữ lại là một phần quan trọng của nguồn vốn ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm thì quy mô vốn của ngân hàng cũng bị hạn chế.
- Chính sách của NHNN tại một số thời điểm chưa nhất quán, mang tính chất hành chính cao dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn. Một số ngân hàng lớn thừa vốn trong khi đó một số ngân hàng nhỏ như Kienlongbank phải thực hiện huy động trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưỡng.
- Hành lang pháp lý của Nhà nước chưa đầy đủ và chất lượng chưa cao. Cụ thể: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các TCTD như Luật cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật các TCTD 2010. Tuy nhiên, những quy định này còn chung chung, chưa phản ánh những nét đặc thù về cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Tiêu chí xác định cạnh tranh khơng lành mạnh khó xác định và cũng khó chứng minh.