III. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH
3.3. Lợi ích của thị trƣờng phái sinh
Các công cụ chứng khốn phái sinh khác hồn tồn so với chứng khoán. Chúng là những cơng cụ tài chính chủ yếu được sử dụng trong phịng vệ rủi ro. Bên cạnh đó, chứng khốn phái sinh cũng được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dựa trên chênh lêch giá hoặc được sử dụng trong đầu tư. Việc sử dụng các công cụ phái sinh trong kinh doanh có nhiều lợi thế hơn so với việc kinh doanh trực tiếp các loại chứng khoán cơ sở. Điểm đặc biệt của chứng khốn phái sinh là nó rất đa dạng về cách thức mua bán, loại tài sản cơ sở và cả tính chất của sản phẩm.
Cơng cụ phái sinh đang tạo nên một cuộc cách mạng trong việc giúp các rủi ro có thể được mua bán, trao đổi. Doanh nghiệp có thể sử dụng cơng cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro giá cả các loại nguyên liệu, tỷ giá hối đối, lãi suất biến động...Qua đó, họ tự bảo hiểm mình trước những biến động khơng mong muốn trên thị trường. Điều này giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể lập được một kế hoạch kinh doanh tốt hơn nhờ vào việc xác định trước được dòng tiền trong tương lai. Một nghiên cứu năm 2003 trên 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất thế giới cho thấy 92% số doanh nghiệp này có sử dụng các cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro (9).
Công cụ phái sinh giúp các nhà đầu tư có thể đầu tư vào một số loại tài sản cũng như rủi ro - điều không thể đo lường và đầu tư một cách trực tiếp. Một ví dụ điển hình cho việc này là những cơng cụ phái sinh tín dụng. Cơng cụ này mang lại lợi ích cho người sử dụng nó ở chỗ chúng là cơng cụ hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro thanh tốn, vì trong trường hợp con nợ khơng thể thanh tốn nợ thì người chủ nợ sẽ nhận được thanh toán từ người bán hợp đồng phái sinh tín dụng.
Phịng ngừa rủi ro bằng các công cụ phái sinh chỉ cần một mức đầu tư tối thiểu. Thị trường phái sinh cho phép các nhà đầu tư mua bán hàng hóa dựa trên mức giá
(9) Theo International Swaps and Derivatives Association. (2009). 2009 Derivatives Usage Survey. Tải về từ
mong đợi trong tương lai. Phí giao dịch các công cụ phái sinh thấp hơn rất nhiều so với việc mua bán trực tiếp các tài sản cơ sở. Ví dụ, chi phí các giao dịch phái sinh trên thị trường chứng khoán Châu Âu thường chỉ bằng khoảng 60% chi phí giao dịch các hợp đồng chứng khoán thực tế (10). Nếu đó là hợp đồng phái sinh các hàng hóa thực thì mức chi phí chênh lệch cịn lớn hơn nhiều. Ngồi ra, nội dung của các hợp đồng phái sinh cũng có thể được thỏa thuận để thỏa mãn bất cứ nhu cầu của nhà đầu tư nào.
Tiếp tục với ưu điểm của công cụ phái sinh khi nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ suy giảm, khi đó các nhà đầu tư sẽ có thể thực hiện chiến lược bán khống của mình – điều không thể làm được nếu sử dụng những cách thức truyền thống. Điều này giúp cho thị trường có khả năng tự động điều tiết trong trường hợp có một hàng hóa nào đó được định giá cao quá mức. Các giao dịch phái sinh sẽ giúp bình ổn giá cả thị trường trở lại.
Hiện nay, công cụ phái sinh chủ yếu được các cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp sử dụng do nó là cơng cụ khá phức tạp đối với những người dùng thông thường. Các hợp đồng phái sinh được ký kết trên các sàn giao dịch thường có giá trị khá lớn. Các tổ chức tài chính, tín dụng là những tổ chức đầu từ chính tham gia vào thị trường này.
Biểu đồ 1.6. cho thấy các mức độ tham gia của các chủ thể khác nhau trên thị trường phái sinh OTC tính đến năm 2007. Theo đó, các tổ chức tài chính là những chủ thể năng động nhất trên các thị trường phái sinh ngoại hối, tín dụng, chứng khoán và trong các giao dịch liên quan đến các tài sản tài chính cơ sở phái sinh ra nguồn thu nhập không đổi như trái phiếu, lãi suất…Các tổ chức tài chính thực hiện nhiều giao dịch phái sinh tín dụng (CD – Credit Derivatives) nhất vì đây là những cơng cụ phịng vệ rất hữu ích trong ngành kinh doanh đặc biệt này – các hoạt động tín dụng. Ở đây, ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian vừa là người tham gia, đồng thời cũng là người tạo lập thị trường. Các tổ chức này có vai trị then chốt trên thị trường phái sinh vì họ là chủ thể cung cấp các công cụ phái sinh cho doanh
(10) Theo Deutsche Börse Group. (2008). The Global Derivatives Market - An Introduction. Frankfurt: Deutsche Börse AG.
nghiệp, tổ chức tài chính khác cũng như các nhà đầu tư. Lý do chính thu hút các tổ chức tài chính tham gia thị trường này là phịng ngừa rủi ro. Nếu có sinh lợi thì bản chất của việc phịng ngừa rủi ro vẫn không thay đổi.
Doanh nghiệp cũng là một bên tham gia khá tích cực trên thị trường này. Thị trường phái sinh hàng hóa là nơi có tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia cao nhất vì đây là thị trường cung cấp biện pháp phòng vệ cho các doanh nghiệp khi giá cả các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất biến động. Bên cạnh thị trường hàng hóa, các doanh nghiệp cũng tương đối tích cực tham gia trên thị trường ngoại hối và thị trường các tài sản phái sinh mang lại thu nhập ổn định.
6 12 6 3 6 10 13 4 33 4 31 36 6 12 70 53 39 84 52 20 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tài sản có dịng tiền khơng đổi
Ngoại hối Tín dụng Chứng khốn Hàng hóa
Tỷ tr ọ ng Tài sản cơ sở Tổ chức tài chính Doanh nghiệp Nhà đầu tƣ cá nhân Tổ chức cơng/ Khác
Nguồn: Deutsche Bưrse Group. (2008). The Global Derivatives Market - An Introduction. Frankfurt:
Deutsche Börse AG.
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu các bên tham gia trên thị trƣờng phái sinh OTC tồn cầu (Tính theo doanh thu năm 2007) (Tính theo doanh thu năm 2007)
Nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường phái sinh chủ yếu với mục đích đầu cơ kiếm lời. Vì thế nên thị trường phái sinh chứng khoán là phân khúc hấp dẫn nhất đối với họ. Đây là phân khúc thị trường rất nhạy cảm và thường tiềm ẩn những sự biến động lớn, bên cạnh việc mang lại nguồn lợi nhuận tiềm năng thì thị trường phái sinh chứng khốn cũng chứa đựng khơng ít rủi ro.
Nhóm chủ thể cuối cùng tham gia thị trường phái sinh là nhóm các tổ chức công, các tổ chức phi lợi nhuận…Họ tham gia thị trường này với mục đích phịng vệ, đảm bảo duy trì sự ổn định trong nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động của tổ chức.