I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
1.1. Rủi ro kinh doanh ngày càng tăng
Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi thị trường thế giới biến động. Trong số rất nhiều những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải có những rủi ro sẽ có thể hạn chế được nếu doanh nghiệp am hiểu và biết cách sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh.
1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa đầu vào biến động
Đối với các doanh nghiệp có sử dụng đến các loại hàng hóa cơ bản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây là những rủi ro tất yếu doanh nghiệp sẽ gặp phải khi thị trường các nguyên liệu đầu vào biến động. Ở Việt Nam đã chứng kiến khơng ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khi phải đối mặt với sự biến động giá cả này. Lấy ví dụ đầu tiên là việc giá dầu thô biến động trong thời gian qua, có những thời điểm giá dầu lên đến gần 150 USD một thùng và biên độ dao động của nó khá lớn khiến các doanh nghiệp trong ngành vận tải, kinh doanh dịch vụ lữ hành gặp khó khăn. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi đó có những hợp đồng đã ký kết với khách hàng từ trước và không thể điều chỉnh giá dẫn đến làm ăn khơng có lãi, thậm chí cịn thua lỗ.
Tương tự như các công ty vận tải, trong thời gian qua nhiều công ty xây dựng đã rơi vào bế tắc và phải dừng thi cơng nhiều cơng trình khi giá thép trên thị trường thế giới tăng quá cao. Đối với mỗi cơng trình xây dựng, trung bình chi phí cho thép chiếm khoảng 30% - 40%. Các hợp đồng xây dựng thường được ký kết trước khi bắt đầu thi cơng. Bên nhận thầu tính tốn chi phí xây dựng dựa trên giá cả của nguyên vật liệu vào thời điểm ký kết hợp đồng, từ đó đưa ra chào thầu cho chủ thầu. Do vậy, khi giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng, bên chào thầu sẽ bị giảm lợi
nhuận. Đặc biệt khi giá cả nguyên liệu xây dựng tăng cao như giá thép trong thời gian qua đã khiến cho nhiều nhà thầu đã phải bỏ cơng trình vì nếu tiếp tục thi cơng chắc chắn sẽ càng lỗ nhiều hơn. Biểu đồ 2.1. minh họa cho sự biến động giá cả của các mặt hàng cơ bản là dầu thô, thép và ngũ cốc kể từ đầu năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. Theo đó, ta có thể thấy sự sụt giảm giá khá mạnh của các mặt hàng này trong năm 2009. Mặt hàng ngũ cốc, thép có biên độ dao động giá rất mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu mua hàng nguyên liệu từ năm 2008, đến năm 2009 bán ra thị trường sẽ có nguy cơ bị lỗ lớn nếu khơng có các biện pháp phịng vệ để hạn chế rủi ro.
Biểu đồ 2.1. Diễn biến giá cả các nguyên liệu cơ bản 2008-2009
Nguồn: Reuters. Trích dẫn theo GS.TSKH Lƣơng Xuân Quỳ, GS.TS Mai Ngọc Cƣờng, TS Lê Quốc Hội. (2010).
Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và khuyến nghị chính sách cho năm 2010. Tạp chí Kinh tế và phát
triển. Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
1.1.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Đây là rủi ro kinh doanh xảy ra đối với các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phải sử dụng đến ngoại tệ. Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cả hai, các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI là những doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro này nhất.
Nhìn lại sự biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua, chúng ta sẽ thấy được mức rủi ro mà các doanh nghiệp có các hoạt động sử dụng đến ngoại tệ (trong trường hợp này là đồng USD) gặp phải. Biểu đồ 2.2. thể hiện sự biến của tỷ giá hối
đoái từ đầu năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Qua biểu đồ ta thấy có những lúc USD khan hiếm khiến cho giá của đồng USD trên thị trường chợ đen tăng vọt lên cao hơn 20% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Biểu đồ 2.2. Diễn biến tỷ giá USD/ VND 2008 – 2009
Nguồn: Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Trích dẫn theo GS.TSKH Lƣơng Xuân Quỳ, GS.TS Mai Ngọc Cƣờng, TS Lê Quốc Hội. (2010). Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và khuyến nghị chính sách cho năm 2010. Tạp chí Kinh tế và phát triển. Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Tại thời điểm đó, những doanh nghiệp cần USD phục vụ cho hoạt động nhập khẩu sẽ phải mua USD để trả cho nhà cung cấp ở nước ngồi. Nhiều doanh nghiệp khơng đáp ứng được những quy định của nhà nước không thể mua USD qua hệ thống ngân hàng sẽ phải mua USD trên thị trường chợ đen. Điều này một mặt là vi phạm pháp luật và mặt khác khiến doanh nghiệp có thể thua lỗ đối với những dự án kinh doanh vào những thời điểm giá USD tăng cao như vậy.
1.1.3. Rủi ro lãi suất
Để phát huy hiệu quả của địn bẩy tài chính, hầu hết các doanh nghiệp đều có những khoản vay nợ, do đó họ đứng trước rủi ro lãi suất. Các tổ chức ngân hàng, tín dụng nhiều khi cũng phải đứng trước những rủi ro này khi lãi suất trên thị trường biến động. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khá cao, lãi suất thực tế nhiều khi âm dẫn đến ngay cả hoạt động cho vay cũng sẽ gặp rủi ro. Cũng do lạm phát nên thị trường
lãi suất được điều chỉnh khá bất thường, khi lạm phát thấp thì nhà nước thả lỏng thị trường tiền tệ để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát tăng quá cao thì các cơ quan chức năng vào cuộc với các biện pháp mạnh khiến thị trường tiền tệ biến đổi khó lường.
Các tổ chức, doanh nghiệp đều có thể gặp phải rủi ro này khi họ đang có những khoản vay dù với lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định. Biểu đồ 2.3. thể hiện mức độ biến động lãi suất trên thị trường Việt Nam trong thời gian 2008 - 2009. Thời điểm căng thẳng nhất là khoảng tháng 7 – 10/2008, do lạm phát của nền kinh tế quá cao nên chính phủ đã sử dụng các biện pháp mạnh tác động vào thị trường tiền tệ. Theo đó lãi suất chiết khấu bị đẩy lên cao, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng đột ngột khiến các NHTM gặp khơng ít khó khăn trong việc huy đông vốn. Điều này đã đẩy lãi suất trên thị trường lên cao một cách vô lý, gấp nhiều lần mức tăng trưởng GDP. Đây là hậu quả tiêu cực của việc chính phủ can thiệp quá mạnh tay vào thị trường.
Biểu đồ 2.3. Diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008-2009 (Lãi bình quân của các ngân hàng thƣơng mại)
Nguồn: Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Trích dẫn theo GS.TSKH Lƣơng Xuân Quỳ, GS.TS Mai Ngọc Cƣờng, TS Lê Quốc Hội. (2010). Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và khuyến nghị chính sách cho năm 2010. Tạp chí Kinh tế và phát triển. Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Sự biến động này khiến cho các doanh nghiệp đang có những khoản nợ ngân hàng theo các hợp đồng lãi suất thả nổi đối mặt với nguy cơ có thể khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ngược lại, các doanh nghiệp có những khoản vay dài hạn với lãi suất cố định vay vào thời điểm này sẽ đứng trước rủi ro khi lãi suất thị trường giảm.
Nếu am hiểu về cơng cụ phái sinh thì doanh nghiệp có thể tìm cách để hạn chế phần nào những rủi ro cho mình thơng qua các hợp đồng quyền chọn lãi suất chẳng hạn. Tuy những biện pháp phòng vệ này sẽ phát sinh chi phí, nhưng việc bỏ ra một khoản phí nhỏ để có được sự an tâm nhiều khi sẽ tốt hơn việc phải đối mặt với quá nhiều rủi ro.