I. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
1.1.1. Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là tiền đề giúp cho hoạt động ngoại thương phát triển. Đứng trước những cơ hội mới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải khơng ít rủi ro. Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động xuất, nhập khẩu, rủi ro đối với vấn đề giá cả hàng hóa và tỷ giá là một điều khó có thể tránh khỏi nếu khơng có những biện pháp phịng ngừa rủi ro hợp lý.
Thực tế trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu đã không ngừng tăng trưởng rất nhanh. Trung bình từ 1998 đến 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng trung bình khoảng 18.6% mỗi năm. Đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 127 tỷ USD. Trong thời gian tới, khi mà chính sách tỷ giá dần được nới lỏng, biên độ dao động tỷ giá tăng lên thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ đứng trước những rủi ro lớn khi thị trường ngoại tệ biến động. Do đó, nhu cầu phịng ngừa rủi ro tỷ giá là một nhu cầu thực và nhu cầu này sẽ tăng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu. Cơ hội để cung cấp các sản phẩm phái sinh tiền tệ cho các doanh nghiệp này là khá rõ ràng, vấn đề còn lại chỉ là cơ chế có đủ thơng thống hay khơng mà thơi.
Cơ hội phát triển thị trường phái sinh hàng hóa thể hiện ở cơ cấu của các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực hiện nay chủ yếu là các hàng hóa nguyên liệu cơ bản hiện đang được giao dịch khá nhiều trên thị trường phái sinh hàng hóa thế giới. Năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm có dầu thơ, hàng dệt
may, giày dép, gạo, hải sản, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ. Đây là nhóm những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm có máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phân bón, xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, ô tô, máy vi tính và linh kiện điện tử, nguyên liệu dệt may, vàng (27). Điểm qua các mặt hàng này ta có thể thấy rất nhiều mặt hàng trong số các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta đang được giao dịch trên thị trường phái sinh thế giới rất sôi động.
Bàng 3.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1998 đến 2009
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Xuất khẩu 9.4 11.5 14.5 15.0 16.7 20.2 26.5 32.5 39.8 48.6 62.7 57.1
Nhập khẩu 11.5 11.7 15.6 16.2 19.7 25.3 32.0 36.8 44.9 62.8 80.7 70.0
Tổng 20.9 23.3 30.1 31.2 36.5 45.4 58.5 69.2 84.7 111.3 143.4 127.1
Tăng trƣởng TB 118.57%
Nguồn: Tổng cục Thống kê. (2009). Niêm giám thống kê 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê; Tổng cục
hải quan. (2010). Thống kê Hải quan Việt Nam 2009. Tải về từ: http://www.custom.gov.vn
Cụ thể như mặt hàng dầu thô được giao dịch rất nhiều trên thị trường tương lai – thị trường phái sinh dầu thô lớn nhất trên thế giới là thị trường New York, sau đó đến thị trường London. Vàng cũng là mặt hàng được giao dịch rất nhiều trên thị trường phái sinh. Ngoài ra các mặt hàng như thép, cà phê, cao su, phân bón..cũng được giao dịch khá sơi động trên các thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn. Thị trường phái sinh hàng hóa London là một trong những thị trường lớn trên thế giới giao dịch các mặt hàng này.
Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo bỏ lỡ mất những cơ hội kinh doanh lớn khi mà giá gạo trên thế giới tăng cao, cũng như nhiều doanh nghiệp xây dựng đã bị thua lỗ trong thi công do giá thép biến động. Nhiều doanh nghiệp đã đoán trước được những tình trạng như vậy nhưng khơng có cách nào để phịng vệ vì thị trường phái sinh hàng hóa ở Việt Nam chưa phát triển. Mặc dù doanh nghiệp đã có nhu cầu nhưng khơng tìm được các đối tác để ký kết hợp đồng. Tiềm năng phát triển thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam là khá rõ ràng.
1.1.2. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi
Tính đến năm 2007 ở Việt Nam có tổng cộng 4961 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, trong đó số doanh nghiệp 100% vốn FDI chiếm 81%. Số doanh nghiệp này đã không ngừng tăng nhanh cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam trong thời gian qua. Vai trị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam rất quan trọng vì các doanh nghiệp này đang đóng góp một phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia (Biểu đồ 3.1.). Theo đó, đối với một số ngành cơng nghiệp là khai khống, chế biến,…Các doanh nghiệp có vốn FDI đang chiếm một tỷ trọng trên 60% tổng giá trị sản xuất.
Bảng 3.2. Thống kê số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ FDI tại Việt Nam
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi 2641 3156 3697 4220 4961
DN 100% vốn nƣớc ngoài 1869 2335 2852 3342 4018
DN liên doanh 772 821 845 878 943
Nguồn: Tổng cục Thống kê. (2009). Niêm giám thống kê 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế từ 2000 - 2007
Nguồn: Tổng cục Thống kê. (2009). Niêm giám thống kê 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ tr ọ ng Năm FDI Ngoài nhà nƣớc Nhà nƣớc
Trong hai năm 2008, 2009 lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam khá nhiều, năm 2008 FDI đạt kỷ lục ở mức 64,01 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần năm 2007. Năm 2009 tuy FDI có giảm so với năm 2008 nhưng cũng đạt mức 21,48 tỷ USD. Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong hai năm 2008, 2009 đã tăng lên.
Ta có thể phân tích sơ bộ như sau: Tính từ năm 1988 đến năm 2007, tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 29,2 tỷ USD. Như vậy, trung bình cứ có 5,9 triệu USD vốn FDI đầu tư vào VN sẽ có thêm 1 doanh nghiệp có vốn FDI được thành lập. Như vậy, dự tính đến nay sẽ có khoảng 19.438 doanh nghiệp có vốn FDI.
Các doanh nghiệp này là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, có những đóng góp lớn vào tổng GDP của quốc gia. Lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ được chuyển ra nước ngoài một phần (đối với các doanh nghiệp liên doanh) hoặc toàn bộ (đối với các doanh nghiệp 100% vốn FDI). Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các doanh nghiệp này sẽ phải chuyển đổi tiền tệ từ đồng VNĐ sang đồng USD vì hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơng ty này tại thị trường Việt Nam mang lại cho họ thu nhập là VNĐ. Chính vì thế doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá.
Ngược lại, khi mới tham gia đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư lại phải chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để thực hiện các hoạt động mua sắp, trả các chi phí phát sinh tại Việt Nam, nên nghiễm nhiên là doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá hai lần trong quá trình đầu tư của mình ở thị trường Việt Nam.
Ngoài rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp cũng gặp phải rủi ro lãi suất do lãi suất của các đồng tiền khác nhau sẽ khác nhau. Một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa rủi ro này là sử dụng các cơng cụ hốn đổi lãi suất. Năm 2004, HSBC là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp một hợp đồng như vậy cho một công ty đa quốc gia hoạt động ở thị trường Việt Nam với giá trị hợp đồng lên đến 15 triệu USD. Động thái này đã thu hút sự chú ý của giới tài chính nội địa, vì nó tạo nên nền tảng cho các giao dịch phái sinh ở Việt Nam.
Ngân hàng HSBC được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/11/2003), vào thời gian này cũng đã có một số ngân
hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD. Đây là giao dịch hoán đổi lãi suất đầu tiên trên thị trường Việt Nam giữa hai đồng tiền USD và VNĐ. Trong giao dịch hoán đổi này, HSBC nhận từ khách hàng lãi suất của đồng USD và trả cho khách hàng lãi suất của đồng VNĐ. Với giao dịch này, khách hàng đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền VNĐ kỳ hạn 3 năm mà không phải chịu bất cứ rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.
Giao dịch hoán đổi trị giá 15 triệu USD này hết sức quan trọng trong bối cảnh khơng có một chuẩn mức lãi suất trung hạn trên thị trường và thiếu thanh khoản vốn tại Việt Nam. Mặc dù khối lượng giao dịch không lớn so với tổng giá trị giao dịch ngoại hối trên thị trường quốc tế nhưng lại là rất lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam.
Trên đây là một ví dụ tiêu biểu về việc các doanh nghiệp có vốn FDI có thể sử dụng cơng cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian tới, cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái dần được nới lỏng, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên thị trường Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động ở thị trường nước ngồi sẽ ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến tỷ giá. Với số doanh nghiệp có nhu cầu khá lớn như vậy, việc phát triển thị trường phái sinh tiền tệ ở Việt Nam là một cơ hội khá tiềm năng.
1.1.3. Đối với các dự án đầu tƣ có số vốn lớn
Có rất nhiều những dự án ODA của các quốc gia nước ngồi, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ hỗ trợ Việt Nam với mức vay khá ưu đãi. Chính phủ Việt Nam cũng đang có những khoản nợ các tổ chức quốc tế khá lớn. Hầu hết các dự án lớn của Việt Nam đều có sử dụng một phần vay hay mua chịu hàng hóa của nước ngoài bằng đồng USD. Mặc dù mức lãi suất trên những khoản vay này thường là mức lãi suất ưu đãi, nhưng đối với các hợp đồng vay dài hạn thì mức lãi suất thường được điều chỉnh theo xu hướng biến động của thị trường. Khi thị trường tiền tệ có những biến động cho dù nhỏ thì khoản lãi trên những khoản vay này cũng sẽ biến động khá lớn do quy mô vốn vay lớn. Nếu sử dụng hoán đổi lãi suất thì có thể tránh được
thiệt hại không nhỏ với những biến động khó lường của thị trường tiền tệ. Thế nhưng, chủ các dự án này gần như chưa bao giờ sử dụng công cụ phái sinh.
Ngay cả như quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN, tương đương với lượng ngoại tệ của vài chục tuần nhập khẩu cũng đang tồn tại như một thứ "quỹ chết trong ao tù", mặc dù lượng dự trữ tăng lên và đồng USD đang yếu đi từng ngày. Nếu như có một cơ chế rõ ràng, cho phép sử dụng quỹ này thích ứng với các cơng cụ phái sinh thì đồng vốn sẽ được sinh lời thay vì nằm im trong két sắt.
1.2. Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán kèm theo nhu cầu kinh doanh của các nhà đầu tƣ kinh doanh của các nhà đầu tƣ
Thị trường chứng khoán phái sinh được nhiều chuyên gia xem như là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Ngược lại, thị trường chứng khốn lại có những tác động ngược trở lại thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào giao dịch từ năm 1998, đến nay thị trường đã phát triển được gần 12 năm. Nhìn lại thời gian qua chúng ta có thể thấy nhiều sự thăng trầm trong phát triển thị trường này.
Từ 1998 đến năm 2005 thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển với tốc độ khá chậm chạp, cùng với đó thì trên thị trường cũng khơng có sự biến động gì lớn. Năm 2006, 2007 là hai năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh, nhưng sự tăng trưởng đó khơng phải là một sự tăng trưởng bền vững. Đến cuối năm 2005, sau gần 7 năm phát triển, chỉ số VN index chỉ đạt được mức trên 300 điểm một chút, vậy mà chỉ trong hai năm 2006, 2007, VN index đã được đẩy lên đến mức trên 1100 điểm. Sau này, giới đầu tư đánh giá năm 2006 là năm vàng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quả của sự tăng trưởng bong bóng này dẫn đến việc đầu năm 2008 người ta phải chứng kiến sự “hạ nhiệt” của thị trường khiến cho khơng ít nhà đầu tư lâm vào tình trạng vỡ nợ. VN index có những lúc đã giảm xuống dưới 300 điểm, trở về đúng với giá trị thực của nó vào cuối năm 2005. Đến thời điểm đó người ta mới bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khốn phái sinh để tìm kiếm những cơng cụ phịng
vệ cho hoạt động đầu tư. Các sở giao dịch chứng khoán, các cơng ty chứng khốn bắt đầu chú ý hơn việc nghiên cứu, phổ biến kiến thức về thị trường phái sinh cho các nhà đầu tư. Giờ đây, khi mà các chủ thể trên thị trường đều bắt đầu quan tâm đến những cơng cụ này thì dĩ nhiên, trong thời gian tới thị trường phái sinh chứng khốn sẽ có cơ hội phát triển.
II. DỰ BÁO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015. VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.
2.1. Sản phẩm phái sinh tiền tệ sẽ tiếp tục là động lực tăng trƣởng của thị trƣờng phái sinh của thị trƣờng phái sinh
Ở các thị trường phát triển trên thế giới, công cụ phái sinh lãi suất mới là những công cụ chiếm tỷ trọng về giá trị lớn nhất trên thị trường. Việt nam trong tương lai xa cũng sẽ không nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên, trong ngắn hạn các công cụ phái sinh lãi suất sẽ chưa thể phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có các cơng cụ phái sinh tiền tệ được ứng dụng rộng rãi. Các công cụ phái sinh lãi suất mới được đưa vào áp dụng thí điểm ở một số ngân hàng. Chính vì thế đến năm 2015 trên thị trường phái sinh Việt Nam các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ vẫn là những công cụ được giao dịch nhiều nhất.
Nhìn một cách tổng thể, những năm gần đây và nhất là trong những năm hậu WTO này, chỉ riêng các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng vốn ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong thời điểm từ đầu năm 2007 đến nay. Trong số đó có khơng ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong nước, thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ (chủ yếu vẫn là USD) thu VNĐ để thanh tốn cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian kinh doanh, họ sẽ chuyển lợi nhuận về nước và khi đó sẽ phải đổi từ VNĐ sang USD. Các cơng cụ phái sinh phịng vệ rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những thiệt hại do tăng giá ngoại tệ (nếu có).
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận biết được vấn trên và đang cố gắng tìm các biện pháp phù hợp. Nhưng mơi trường chính sách vẫn cịn rất thiếu và yếu đã
tham gia gây cản trở sự phát triển của thị trường cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt nam. Có những qui định thậm chí trực tiếp bóp chết sự phát triển công cụ phái sinh như qui định về thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện cơng cụ hốn đổi. Qui