THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 33)

THẾ GIỚI

4.1. Giới thiệu chung

Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Nó bao gồm những thị trường nhỏ hơn như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa, và nhiều thị trường khác. Thị trường tài chính phái sinh là một phân khúc đặc biệt của thị trường tài chính. Đây là phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Đồng thời nó đóng một vai trị quan trọng trong bình ổn thị trường tài chính và tổng thể nền kinh tế nói chung.

Thời gian gần đây, thị trường phái sinh đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn khi người ta nhận ra vai trò của nó trong việc giúp giảm thiểu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Mặc dù thị trường tài chính khủng hoảng là do nguyên nhân từ những chứng khốn nợ khơng đảm bảo nhưng các nhà hoạch định chính sách trên tồn thế giới giờ đây đã bắt đầu nghĩ đến việc cần tăng cường tính minh bạch và an tồn cho các công cụ phái sinh cũng như các công cụ khác trên thị trường tài chính.

4.2. Cơ cấu các công cụ phái sinh trên thị trƣờng phái sinh toàn cầu

Theo một cách phân loại khá phổ biến cả trong thực tế và trong nghiên cứu thì thị trường phái sinh bao gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC). Quy mô của thị trường OTC gấp khoảng 9 (11) lần quy mơ của thị trường tập trung, tính theo tổng giá trị của các hợp đồng còn hiệu lực tại thời điểm tháng 6 năm 2009.

4.2.1. Thị trƣờng OTC

Biểu đồ 1.7 biểu thị cơ cấu của thị trường phái sinh OTC tồn cầu tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009. Theo đó, các hợp đồng phái sinh liên quan đến lãi suất chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến ngoại hối, CDS, cổ phiếu và hàng hóa.

Cơng cụ phái sinh lãi suất: Đây là cơng cụ chiếm tỷ trong lớn nhất về số lượng cũng như trị giá các giao dịch trên thị trường OTC. Đến tháng 6 năm 2009, tổng trị giá các hợp đồng cịn hiệu lực đạt khoảng 437 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 13% so với thời điểm cuối năm 2008. Sự tăng trưởng này trong nửa đầu năm 2009 chủ yếu

(11) Tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009. Nguồn: BIS. (2009). Amounts outstanding of over-the-counter

(OTC) derivatives by risk category and instrument. Tải về ngày 30/03/2010 từ:

http://www.bis.org/statistics/derstats.htm. Ngoại hối, 8,07% Lãi suất, 72,31% Cổ phiếu, 1,09% Hàng hóa, 0,62% CDS, 5,96% Khác, 11,95%

Nguồn: BIS. (2009). OTC derivatives market activity in the first half of 2009. Basel, Switzerland: Bank for

International Settlements, Monetary and Economic Department.

Biểu đồ 1.7. Cơ cấu các công cụ đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái sinh OTC tồn cầu tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009

do sự tăng trưởng của các hợp đồng phái sinh lãi suất có thời gian đáo hạn dài hơn 5 năm như các hợp đồng quyền chọn lãi suất và các hợp đồng kỳ hạn lãi suất (forward rate agreements - FRAs). Mặc dù vậy, trong cơ cấu của các công cụ phái sinh lãi suất, các hợp đồng hốn đổi vẫn có tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 1.8.).

Biểu đồ 1.8. Cơ cấu các công cụ phái sinh lãi suất đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái sinh OTC tồn cầu.

(Đơn vị nghìn tỷ USD) Theo loại tiền tệ Theo công cụ sử dụng

● Giá trị ròng

 Tổng giá trị các hợp đồng còn hiệu lực

Nguồn: BIS. (2009). OTC derivatives market activity in the first half of 2009. Basel, Switzerland: Bank for

International Settlements, Monetary and Economic Department.

Công cụ phái sinh ngoại hối: Sau sự suy giảm vào thời điểm cuối năm 2008, mảng thị trường này đã tăng trưởng trở lại và đạt mức tăng 10% so với cuối năm 2008, đưa tổng giá trị thị trường phái sinh ngoại hối đạt khoảng 47 nghìn tỷ USD vào tháng 6 năm 2009.

Công cụ phái sinh cổ phiếu: Nửa đầu năm 2009 đã chứng kiến một sự tăng

trưởng nhẹ đối với các công cụ phái sinh cổ phiếu. Tổng giá trị các hợp đồng trên thị trường đã tăng thêm 7%, đạt mức 6,6 nghìn tỷ USD. Tuy vậy, giá trị này vẫn thấp hơn mức kỷ lục đạt được vào giữa năm 2008 khi mà quy mơ tồn bộ thị trường đạt giá trị lớn nhất.

Công cụ phái sinh hàng hóa: Tổng giá trị của các hợp đồng phái sinh hàng hóa

tính đến tháng 6 năm 2009 đạt khoảng 3,7 nghìn tỷ USD, mức này thấp hơn 71% so với mức cao nhất trên thị trường trong năm 2008. Sự suy thoái này là do những ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho hoạt động ngoại thương giảm đi. Tuy thế, riêng phân khúc phái sinh vàng lại có một sự tăng trưởng nhẹ do nhu cầu đầu tư đầu tư vàng trong thời kỳ suy thoái tăng lên.

Hốn đổi tín dụng (CDS): Phân khúc thị trường này tiếp tục suy giảm thêm 14% trong năm 2009, tiếp tục theo sự suy giảm trước đó vào nửa cuối năm 2008 là 27%. Tổng giá trị các hợp đồng giao dịch hốn đổi tín dụng tính đến tháng 6 năm 2009 đạt mức 36 nghìn tỷ USD.

4.2.2. Thị trƣờng tập trung

Thị trường tập trung là nơi diễn ra các giao dịch được chuẩn hóa, có sự tham gia quản lý của các sở giao dịch và các cơ quan chức năng. Mặc dù quy mô của thị trường này nhỏ hơn thị trường OTC nhiều lần, giao dịch trên các thị trường tập trung vẫn diễn ra hết sức sơi động. Tính đến tháng 6 năm 2009 quy mô của thị trường phái sinh tập trung đạt khoảng 63 nghìn tỷ USD về giá trị. Trong đó giá trị của các hợp đồng phái sinh lãi suất chiếm khoảng 92,24%, sau đó đến các hợp đồng phái sinh cổ phiếu 8,38% và cuối cùng là các hợp đồng phái sinh ngoại hối (0,38%)

Ngoại hối, 0,38% Lãi suất, 91,24% Cổ phiếu, 8,38%

Nguồn: BIS. (2010). BIS Quarterly Review: March 2010 - Table 23A: Derivative financial instruments traded on organised exchanges. Basel, Switzerland: Bank for International Settlements.

Biểu đồ 1.9. Cơ cấu các công cụ đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái sinh tập trung tồn cầu tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009

(12)

. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, thị trường phái sinh tập trung có mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 16,8% mỗi năm, trong đó phân khúc thị trường phái sinh lãi suất ln có mức tăng trưởng cao hơn hai phân khúc khác là phái sinh chứng khoán và phái sinh ngoại hối. Chính vì thế, càng ngày giá trị thị trường của các giao dịch phái sinh lãi suất càng chiếm giá trị lớn trong tổng thể thị trường phái sinh tập trung.

Nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đã chứng kiến sự sụt giảm trên thị trường phái sinh tập trung do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, trong đó quy mơ của thị trường phái sinh Mỹ bị suy giảm mạnh. Quy mô của thị trường phái sinh tiền tệ đã sụt giảm đến hơn 30%, thị trường phái sinh lãi suất dù ít bị tác động cũng đã bị giảm khoảng 20% giá trị.

4.3. Quy mô và tốc độ phát triển thị trƣờng trong những năm qua

4.3.1. Tổng quan

Không chỉ mang đến cho các nhà đầu tư cơng cụ để phịng ngừa rủi ro, thị trường phái sinh còn là thị trường tiềm năng cho các chiến lược kinh doanh thơng minh. Khơng có một cơng cụ tài chính nào đạt được sự phát triển đặc biệt như chứng khoán phái sinh trong thời gian qua. Sự đổi mới không ngừng của các sản phẩm phái sinh cũng như công nghệ đã hỗ trợ và thúc đẩy thị trường này phát triển một cách nhanh chóng. Cùng với quá trình này, thị trường phái sinh đã tạo ra rất nhiều việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp chung của tồn xã hội. Ví dụ như ở khu vực Châu Âu, hàng năm các giao dịch trên thị trường phái sinh mang lại nguồn doanh thu chiếm khoảng 20% tổng doanh thu trong ngành dịch vụ tài chính và đóng góp khoảng 0,4% vào tổng GDP của tồn Châu Âu (13)

.

Do tính chất tồn cầu của thị trường phái sinh, nó đã trở thành một thị trường hoạt động liên tục. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất cứ khi nào và bất cứ

(12) Theo BIS. (2010). BIS Quarterly Review: March 2010 - Table 23A: Derivative financial instruments traded

on organised exchanges. Basel, Switzerland: Bank for International Settlements. Thực tế trên thị trƣờng tập

trung cịn có các giao dịch phái sinh liên quan đến hàng hóa, nhƣng quy mơ về trị giá của các giao dịch này chƣa đƣợc thống kê đầy đủ.

( 13 ) Nguồn: Deutsche Börse Group. (2008). The Global Derivatives Market - An Introduction. Frankfurt:

nơi đâu. Các chủ thể chính tham gia trên thị trường này có các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp…

Đến nay, thị trường phái sinh đã đạt được khá nhiều thành tựu trong phát triển. Cả ba yếu tố nền tảng là sự an tồn, tính hiệu quả và sự cải tiến không ngừng đã giúp cho thị trường phát triển khá tốt trong thời gian qua. Dù vậy, thị trường OTC vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng và có thể phát triển hơn nữa nếu tính minh bạch trên thị trường này được cải thiện trong thời gian tới.

Tuy thị trường phi tập trung OTC có quy mơ lớn hơn thị trường tập trung, nhưng thị trường tập trung lại là thị trường an toàn và hiệu quả hơn thị trường phi tập trung. Rủi ro trên thị trường tập trung được tối thiểu hóa bởi trung tâm giao dịch. Nhờ đó, tất cả các bên đều giảm thiểu được rủi ro khi tham gia vào thị trường.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ USD Thị trƣờng OTC Thị trƣờng tập trung

Nguồn: BIS. (2010). BIS Quarterly Review: March 2010 - Table 23A: Derivative financial instruments traded on organised exchanges. Basel, Switzerland: Bank for International Settlements; BIS. (2009). OTC derivatives market activity in the first half of 2009. Basel, Switzerland: Bank for International Settlements.

Biểu đồ 1.10. Qui mơ của trƣờng phái sinh tồn cầu từ 1998 – 2009

(Qui mơ tính theo giá trị của các hợp đồng còn hiệu lực tại thời điểm khảo sát là tháng 6 hàng năm).

Phát triển bùng nổ trong khoảng 25 năm trở lại đây, trung bình trong 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường phái sinh đạt khoảng 24% (14). Quy mơ của thị trường phái sinh trên tồn thế giới tính đến tháng 6 năm 2009 đạt khoảng 670 nghìn tỷ USD. Trong đó giá trị thị trường OTC chiếm khoảng 89%. Biểu đồ 1.10. thể hiện rõ hơn về sự tăng trưởng qui mô của thị trường từ năm 1998 đến 2009. Trong 11 năm từ 1998 đến 2009, qui mô của thị trường đã tăng lên khoảng 8 lần.

Qua biểu đồ ta có thể thấy trong thời gian qua, thị trường tăng trưởng khá ổn định. Tuy nhiên, đến năm 2009, do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, cả thị trường tập trung và thị trường OTC đều đã bị ảnh hưởng. Trong năm 2009, quy mô của thị trường OTC đã giảm đi khoảng 11,58% và thị trường tập trung bị giảm đi khoảng 22,63%.

Tuy vậy, xu hướng chung là thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Năm 2010 thị trường sẽ bắt đầu phục hồi trở lại sau khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu giảm đi. Sau đó thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng theo xu thế chung trong thời gian qua.

4.3.2. Sự phát triển của thị trƣờng tập trung

Một đặc điểm quan trọng của thị trường phái sinh tập trung là tính cạnh tranh trên thị trường này là rất cao. Nếu chúng ta xem xét hai yếu tố cơ bản của thị trường là những rào cản ra nhập cũng như số lượng nhà đầu tư trên thị trường thì ta có thể thấy rằng đây là một trong những thị trường cạnh tranh nhất trong các phân khúc của thị trường tài chính. Gần như khơng có bất kỳ một rào cản nào về luật pháp ngăn cấm các thành viên của thị trường tham gia thị trường này. Bên cạnh đó, đây là một thị trường đang dần xóa nhịa đi biên giới giữa các quốc gia vì các giao dịch của nó có thể thực hiện xuyên biên giới. Chính vì những yếu tố này mà trong khoảng 30 năm qua, các sàn giao dịch các công cụ phái sinh đã phát triển một cách rất nhanh chóng. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm sàn giao dịch chứng khoán

(14) Tốc độ tăng trƣởng trung bình đƣợc tính tốn dựa trên số liệu từ 2 báo cáo của BIS là: BIS. (2010). BIS

Quarterly Review: March 2010 - Table 23A: Derivative financial instruments traded on organised exchanges.

Basel, Switzerland: Bank for International Settlements. Và BIS. (2009). OTC derivatives market activity in the first half of 2009. Basel, Switzerland: Bank for International Settlements, Monetary and Economic Department.

phái sinh lớn nhỏ. Hai thị trường lớn nhất là Châu Âu và Hoa Kỳ đang nắm giữ vai trò dẫn dắt thị trường này.

Mỹ là nơi diễn ra làn sóng đầu tiên trong việc tạo lập các thị trường tập trung giao dịch các tài sản tài chính phái sinh. Cơ sở cho việc này chính là từ một phát minh vào thập niên 70 của thế kỷ XX về việc định giá hợp đồng quyền chọn và sự ra đời của hệ thống máy tính. Sàn giao dịch Chicago (Chicago Board Of Exchange – CBOE) là sàn giao dịch quyền chọn đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1973, sau đó đến các sở giao dịch American Stock Exchange, Montreal Exchange và Philadelphia Stock Exchange cùng được thành lập vào năm 1975. Sở giao dịch Pacific Exchange bắt đầu mở cửa cho các giao dịch quyền chọn vào năm 1976.

Làn sóng phát triển mạnh mẽ thứ hai trên thị trường phái sinh tập trung vào những năm 80 và 90 trên thị trường Châu Âu (15). Trong khoảng thời gian này, hầu hết các sở giao dịch chứng khoán phái sinh đã được thành lập ở các nước Châu Âu. Một số trung tâm giao dịch đóng vai trị quan trọng ở thị trường Châu Âu là sở giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế London (London International Derivatives Exchange), sở giao dịch Liffe được thành lập năm 1982, sở giao dịch Paris và Matif được thành lập năm 1986, sở giao dịch Frankfurt và sở giao dịch chứng khoán phái sinh Đức (DTB - German Derivatives Exchange) được thành lập năm 1990. Khi đó, hầu hết các sở giao dịch này đều có các trung tâm thanh tốn bù trừ của riêng mình.

Một vài năm gần đây, những sở giao dịch phái sinh mới đã nhanh chóng phát triển và cạnh tranh trực tiếp với các sở giao dịch trước đây. Sự ra đời của sở giao quyền chọn quốc tế (International Securities Options Exchange – ISE) năm 2000 ở Mỹ đã nhanh chóng trở thành sở giao dịch về quyền chọn cổ phiếu lớn ở Mỹ. Sở giao dịch phái sinh quốc tế ICE (Intercontinental Exchange) được thành lập năm 2000 ở Mỹ cũng đã nhanh chóng trở thành sở giao dịch phái sinh hàng hóa lớn. Gần đây lại có thêm một số dự án khác có mục tiêu thiết lập thêm những sàn giao dịch chứng khoán phái sinh lớn ở Mỹ và Châu Âu.

(15) Trƣớc thời gian này một số sở giao dịch chứng khoán phái sinh cũng đã đƣợc thiết lập ở Úc vào năm 1960 và 1976, và ở Hồng Kông cũng vào năm 1976.

Trong một thị trường năng động như vậy, các sở giao dịch cơng cụ phái sinh tập trung hiện có sẽ tiếp tục còn nhiều tiềm năng để phát triển. Biểu đồ 1.11. thể hiện quy mô của các sở giao dịch chứng khoán phái sinh lớn trên thế giới tính theo doanh thu năm 2006. Theo đó, sở giao dịch thương mại Chicago (Chicago Mercantile Exchange - CME) có doanh thu lớn nhất so với các sở giao dịch khác. Sở giao dịch chứng khoán phái sinh châu Âu Eurex lại là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sơi động nhất vì số lượng hợp đồng được ký kết trên sở giao dịch này là

Biểu đồ 1.11. Các sở giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung lớn trên thế giới (Quy mơ tính theo doanh thu năm 2006) (Quy mơ tính theo doanh thu năm 2006)

Số hợp đồng còn hiệu lực (Triệu)

a) HELEX, b) Oslo Boers, c) SGX, d) IDEM, e) Tokyo FE, f) HKEX, g) NYBOT, h) BME i) ICE Futures, j) LME, k) ASX, l) OMX, m) BOX

Khối lƣợng giao dịch tính theo số hợp đồng (Triệu)

Nguồn: Deutsche Börse Group. (2008). The Global Derivatives Market - An Introduction. Frankfurt: Deutsche

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)