Các sở giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung lớn trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 41 - 50)

(Quy mơ tính theo doanh thu năm 2006)

Số hợp đồng còn hiệu lực (Triệu)

a) HELEX, b) Oslo Boers, c) SGX, d) IDEM, e) Tokyo FE, f) HKEX, g) NYBOT, h) BME i) ICE Futures, j) LME, k) ASX, l) OMX, m) BOX

Khối lƣợng giao dịch tính theo số hợp đồng (Triệu)

Nguồn: Deutsche Börse Group. (2008). The Global Derivatives Market - An Introduction. Frankfurt: Deutsche Börse AG.

nhiều nhất. Liffe cũng là sở giao dịch phái sinh có quy mơ lớn. Đây là sở giao dịch chứng khoán phái sinh ở Anh, đã đi vào hoạt động từ năm 1982, sau một số vụ mua lại và sáp nhập giữa Euronext và Liffe, Euronext và NYSE thì hiện nay nó được gọi là Euronext Liffe. Đây là sở giao dịch có doanh thu lớn thứ 3 thế giới trong năm 2006 và đứng thứ 4 về số hợp đồng được ký kết. Hai sở giao dịch phái sinh ở Chicago và New York cũng là hai sở giao dịch phái sinh lớn. Năm sở giao dịch này

chiếm đến hơn một nửa tổng số giao dịch phái sinh trên thị trường phái sinh tập trung toàn cầu.

4.3.3. Sự phát triển của thị trƣờng OTC

Tính đến tháng 6 năm 2009, tổng giá trị của các hợp đồng phái sinh trên thị trường OTC ước tính đạt khoảng 605 nghìn tỷ USD, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2008. Tuy nhiên nếu so với thời điểm cao nhất của năm 2008 thì tổng giá trị thị trường phái sinh OTC đã sụt giảm 12%.

Đặc điểm của thị trường phái sinh OTC là các hợp đồng được tự do thỏa thuận nên thị trường này đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu của các nhà đầu tư dù với mục đích phịng vệ hay đầu cơ kinh doanh, ngoại trừ những nhà đầu tư chỉ ưa thích sự đảm bảo an tồn rủi ro thanh tốn trên các sở giao dịch tập trung. Có lẽ chính vì yếu tố này mà thị trường phái sinh OTC trong thời gian qua đã phát triển nhanh hơn hẳn so với thị trường tập trung. Đặc điểm nổi bật của thị trường này là tính tùy biến của các công cụ được giao dịch.

Xem xét những thị trường phái sinh OTC lớn trên thế giới ta sẽ thấy thị trường phái sinh OTC có sự phân bố khá tập trung. Khoảng 59% doanh thu của toàn bộ thị trường tập trung ở hai quốc gia Anh và Mỹ. Thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế (16) chỉ ra rằng thị trường Anh đóng một vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường phái sinh OTC toàn cầu. Thị trường Anh là nơi diễn ra các giao dịch phái sinh lãi suất sôi động nhất, chiếm khoảng 44% tổng doanh thu của tồn thị trường. Sau đó là đến các hợp đồng phái sinh ngoại hối, chiếm khoảng 39%. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, đóng góp khoảng 24% vào tổng doanh thu của các hợp đồng phái sinh lãi suất và khoảng 15% tổng doanh thu từ các hợp đồng phái sinh tiền tệ.

Vai trò của quốc tế của Anh trên thị trường OTC thể hiện ở chỗ hầu hết (79% các hợp đồng phái sinh lãi suất và 82% các hợp đồng phái sinh tiền tệ) các giao dịch phái sinh trên thị trường London không hề liên quan đến đồng Pound. Trái ngược

(16) Alex Heath, Christian Upper, Paola Gallardo, Philippe Mesny, Carlos Mallo. (2007). Triennial Central Bank Survey: Foreign exchange and derivatives market activity in 2007. Basel, Switzerland: Bank for International

với thị trường London, các giao dịch phái sinh trên thị trường Hoa Kỳ chủ yếu có loại tiền tệ cơ sở là đồng USD. Chỉ khoảng 15% các hợp đồng phái sinh ngoại hối và 12% các hợp đồng phái sinh tiền tệ là dựa trên các đồng tiền ngoại tệ.

Ngoài hai thị trường Anh và Mỹ, các giao dịch phái sinh còn lại diễn ra ở khu vực Châu Âu (18%) và thị trường Châu Á (13%). Thị trường Châu Phi và Mỹ Latinh chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Biểu đồ 1.12. Mức độ phân bố các hoạt động phái sinh trên thị trƣờng OTC theo quốc gia. (Dựa trên số liệu công bố của các thị trƣờng)

Nguồn: Alex Heath, Christian Upper, Paola Gallardo, Philippe Mesny, Carlos Mallo. (2007). Triennial Central Bank Survey: Foreign exchange and derivatives market activity in 2007. Basel, Switzerland: Bank for

International Settlements, Press & Communications.

4.4. Thị trƣờng phái sinh một số quốc gia

4.4.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ

Sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh ở Mỹ có mối quan hệ khá mật thiết với sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn của nước này như sở giao dịch Chicago (CBOT), sở thương mại Chicago (CME), sàn

Australia Austria Belgium Canada Denmark France Germany Hong Kong India Ireland Italy Japan Korea Luxembourg Netherlands New Zealand Norway Russia Singapore South Africa Spain Sweden Switzerland United Kingdom United States

giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE), các thị trường chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX.

Ở giai đoạn đầu, các sở giao dịch này thường chỉ giao dịch hàng hóa nơng sản (CBOT) hay các cổ phiếu niêm yết (NYSE), cổ phiếu OTC (NASDAQ, AMEX). Kể từ thập kỷ 80, CBOT và AMEX chuyển hướng kinh doanh chính sang các sản phẩm tài chính phái sinh. Việc giao dịch tại các sở giao dịch này được thực hiện thông qua đấu giá mở với các hệ thống tự động và khớp lệnh liên tục. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch của các hợp đồng phái sinh đối với các thành viên của sở (các cổ đông) và các khách hàng nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro và ngăn chặn các hình thức đầu cơ nhằm thao túng thị trường.

Các ngân hàng và các cơng ty tài chính tham gia vào giao dịch với tư cách là thành viên của sở giao dịch thông qua việc mua một phần cổ phần của sở giao dịch. Với tư cách đó, họ có thể vừa là là mơi giới để hưởng phí vừa tham gia với tư cách là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Các nhà đầu tư, đầu cơ khác không phải là thành viên của sở giao dịch muốn thực hiện giao dịch thì phải thơng qua các cơng ty mơi giới.

Sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE) được thành lập vào 1973. Ngay ngày giao dịch đầu tiên đã có hơn 900 hợp đồng mua bán được ký kết. Tuy nhiên, thời gian đầu sàn giao dịch chưa được hiện đại hoá, chưa có hệ thống báo giá tự động, chưa có các trung tâm thanh tốn. Đến năm 1975 các dịch vụ này mới được hình thành. Năm 1984 khối lượng giao dịch qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số 100 triệu hợp đồng, điều này chứng tỏ sự phát triển rất nhanh của CBOE, từ đó kéo theo việc thành lập Viện nghiên cứu quyền chọn CBOE; đưa vào giao dịch chỉ số chứng khốn NASDAQ. Đến năm 1987 thì thị trường chứng khốn rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của thị trường phái sinh. Tình trạng này kéo dài khoảng hai năm thì CBOE mới khơi phục lại. Đến nay, CBOE trở thành một trong những sở giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt hơn 20 tỷ USD (17).

4.4.2. Thị trƣờng Anh

Thị trường phái sinh trong thời gian qua đã phát triển rất nhanh. Anh là một trong những quốc gia có sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thị trường này. Tính riêng trên thị trường OTC thì Anh là thị trường phái sinh lớn nhất, chiếm khoảng 43% tổng giá trị giao dịch trên thị trường phái sinh OTC, Mỹ chỉ chiếm khoảng 24%. Ở thị trường Anh, số lượng các loại công cụ phái sinh được giao dịch khá đa dạng. Trong đó, những cơng cụ phái sinh cơ bản và phổ biến nhất là các hợp đồng phái sinh ngoại hối và phái sinh lãi suất. Hiện nay, thị trường phái sinh tập trung của Anh có bốn sở giao dịch là NYSE Liffe, London Metal Exchange (LME), ICE Futures Europe, và EDX London. Bảng 1.5 thống kê về quy mô của các sở giao dịch phái sinh tập trung ở Anh đến năm 2009. Theo đó, sở NYSE Liffe là sở giao dịch có quy mơ lớn nhất, chiếm khoảng 76% tổng số giao dịch được thực hiện trên thị trường. Ba sở giao dịch còn lại chiếm khoảng 24% tổng số giao dịch.

Bảng 1.5. Quy mô các sở giao dịch phái sinh ở Anh

Số hợp đồng đƣợc ký kết mỗi năm (ĐV: triệu)

Năm ICE Futures Europe NYSE Liffe LMD EDX London Tổng

1990 6,9 34,3 13,4 - 54,6 1995 15 136,4 47,2 - 198,6 2000 25,5 131,1 66,4 - 223 2005 42,1 759,3 78,6 20,3 900,3 2006 92,9 730,3 86,9 28,8 938,9 2007 138,5 949 92,1 43,1 1223 2008 153 1049,7 113,2 59,9 1376 2009 64,6 439,4 44,8 26 574,8

Ghi chú: ICE Futures Europe là tên trƣớc đây của IPE

Sở giao dịch EDX bắt đầu hoạt động từ 2003 Năm 2009 là số liệu của 5 tháng đầu năm

Nguồn: IFSL Research, UK Trade & Investment, City Of London. (2009). Derivative 2009 Report. Tải về từ: http://www.ifsl.org.uk

Sở giao dịch NYSE Liffe được hình thành từ vụ sáp nhập giữa hai sở giao dịch Liffe Euronext và NYSE và được đổi tên thành NYSE Liffe. Đây là sở giao dịch các hợp đồng hoán đổi lãi suất đồng Euro lớn nhất, chiếm khoảng 97% tổng số giao dịch của loại giao dịch này ở thị trường Anh trong những năm gần đây.

Sở giao dịch LME là sở giao dịch các loại kim loại. Những năm gần đây nhôm luôn là kim loại được giao dịch phổ biến nhất trên sở giao dịch này. Trong năm 2008, các giao dịch liên quan đến nhôm chiếm khoảng 46% tổng số giao dịch được thực hiện tại LME. Tiếp theo sau nhơm thì đồng và kẽm cũng là những kim loại được giao dịch phổ biến. Các giao dịch phái sinh liên quan đến đồng chiếm khoảng 25% tổng số giao dịch, con số này với kẽm là 15%. Một phần nhỏ (14%) là các loại kim loại khác.

Sở giao dịch ICE Futures Europe là nơi diễn ra việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai. Năm 2008, lông ngỗng nguyên liệu là sản phẩm được giao dịch sôi động nhất ở đây, chiếm khoảng 45% tổng giao dịch trên thị trường. Phổ biến thứ hai là những giao dịch liên quan đến các sản phẩm dầu mỏ. Các sản phẩm phái sinh liên quan đến thời tiết cũng là sản phẩm được giao dịch khá sôi động trên thị trường này.

Sở giao dịch EDX London là nơi diễn ra các giao dịch liên quan đến các chỉ số và các loại chứng khoán. Đây là sở giao dịch được thành lập muộn nhất so với ba sở giao dịch còn lại. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003, đến năm 2008 tổng số giao dịch được thực hiện đạt khoảng 60 triệu giao dịch.

4.5. Đánh giá về xu hƣớng phát triển chính của thị trƣờng phái sinh trên thế giới sinh trên thế giới

Về quy mơ và tính tập trung của thị trường: Năm 2009 do tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến quy mơ của thị trường phái sinh bị sụt giảm khoảng 13%. Sang năm 2010, khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính giảm đi thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại. Thị trường OTC sẽ tiếp tục là phân khúc chính thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, tốc độ tăng trưởng của thị trường OTC sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn mức tăng trưởng trên thị trường tập trung. Chính vì vậy, dự báo đến năm 2015 giá trị thị trường phái sinh toàn cầu sẽ đạt khoảng 2.200 nghìn tỷ USD, trong đó giá trị thị trường tập trung chiếm khoảng 7,5%. Đóng góp vào thị trường phái sinh năm 2015 sẽ có một phần quan trọng đến từ các thị trường mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil…Những nước này chính là nền tảng giúp

cho thị trường phái sinh thế giới phát triển hơn nữa vì các thị trường truyền thống như Châu Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng chậm đi. Chỉ xét riêng Trung Quốc, trong thời gian tới khi mối quan hệ Trung – Mỹ có thể trở nên căng thẳng hơn, Trung Quốc sẽ phải nới lỏng vấn đề quản lý ngoại hối. Khi đó, nhất định đồng USD sẽ phá giá so với đồng nhân dân tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ cố gắng tìm các cơng cụ phái sinh ngoại hối để phòng ngừa những rủi ro, thúc đẩy thị trường phái sinh tiền tệ ở Trung Quốc phát triển. Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Điều này là tiền đề thúc đẩy thị trường phái sinh hàng hóa ở Trung Quốc phát triển trong tương lai không xa.

Ghi chú: Dựa trên số liệu thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế từ 1998 - 2009. Phƣơng pháp dự

báo sử dụng là phƣơng pháp trung bình giản đơn với giả thiết tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng kể từ sau năm 2009 sẽ bằng tốc độ tăng trƣởng trung bình của thị trƣờng từ 1998 – 2009.

Về cơ cấu các công cụ phái sinh: Trong thời gian qua, các công cụ phái sinh lãi

suất có tổng trị giá giao dịch chiếm hơn một nửa trong quy mô của thị trường. Dự báo đến năm 2015, các công cụ phái sinh lãi suất sẽ tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Tỷ USD Thị trƣờng OTC Thị trƣờng tập trung

Biểu đồ 1.13. Dự báo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng phái sinh toàn cầu đến năm 2015.

Trong một vài năm tới, các hợp đồng phái sinh lãi suất với thời hạn dài hơn 5 năm sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng giúp phân khúc phái sinh lãi suất tăng trưởng ổn định. Các hợp đồng phái sinh ngoại hối cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng và sẽ trở thành cơng cụ quan trọng trong phịng vệ đối với các quốc gia có hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh.

Trong thời gian tới, việc các thị trường chứng khoán phát triển cũng sẽ kéo theo sự gia tăng của các hợp đồng phái sinh chứng khoán. Các hợp đồng phái sinh chứng khoán thực sự đóng vai trị quan trọng trên thị trường tập trung. Trên thị trường OTC, các hợp đồng phái sinh chứng khốn chiếm một tỷ lệ khơng lớn do tính rủi ro của phái sinh chứng khoán trên thị trường OTC là rất cao. Mặc dù vậy, trong thời gian xa hơn nữa các công cụ phái sinh chứng khốn trên thị trường OTC sẽ có cơ hội phát triển mạnh khi thị trường này trở nên minh bạch hơn. Ví dụ là hiện nay Anh đang thực hiện chính sách cải tổ thị trường phái sinh OTC để làm tăng tính minh bạch trên thị trường này, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các công cụ phái sinh chứng khốn cũng như các cơng cụ phái sinh khác (18).

(18) Theo The Financial Services Authority. (2009). Reforming OTC Derivative Markets - A UK perspective. Tải về từ: http://www.fsa.gov.uk

C

CHƯƠNƠNGG IIII.. TTHHỰỰCC TTRRẠẠNNGG TTHHỊ TTRƯỜNGNG PPHÁII SSIINNHH VVIIỆỆTT NNAAMM I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

1.1. Rủi ro kinh doanh ngày càng tăng

Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi thị trường thế giới biến động. Trong số rất nhiều những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải có những rủi ro sẽ có thể hạn chế được nếu doanh nghiệp am hiểu và biết cách sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh.

1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa đầu vào biến động

Đối với các doanh nghiệp có sử dụng đến các loại hàng hóa cơ bản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây là những rủi ro tất yếu doanh nghiệp sẽ gặp phải khi thị trường các nguyên liệu đầu vào biến động. Ở Việt Nam đã chứng kiến khơng ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khi phải đối mặt với sự biến động giá cả này. Lấy ví dụ đầu tiên là việc giá dầu thô biến động trong thời gian qua, có những thời điểm giá dầu lên đến gần 150 USD một thùng và biên độ dao động của nó khá lớn khiến các doanh nghiệp trong ngành vận tải, kinh doanh dịch vụ lữ hành gặp khó khăn. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi đó có những

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)