II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG
2.1. Chính sách phát triển thị trƣờng phái sinh của Việt Nam
Trái ngược với thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua, nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng và chính phủ thì thị trường phái sinh gần như khơng nhận được sự quan tâm đáng kể nào. Dù vậy, việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển cũng là một trong những tiền đề thúc đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh.
Cho đến nay, tuy Việt Nam chưa có một chính sách cụ thể nào trong phát triển thị trường phái sinh, nhưng từ năm 2003 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 163/2003/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Mục tiêu chung mà Việt Nam theo đuổi trong thời gian qua là phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an tồn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Theo quyết định này, chính phủ đã đưa ra định hướng phát triển thị trường trái phiếu để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp cũng được khuyến khích nhằm tăng quy mô của thị trường chứng khốn tập trung, tăng quy mơ về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơng ty niêm yết. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã định hướng xây dựng mới, phát triển các trung tâm, sàn giao dịch chứng khoán phục vụ nhu cầu của các bên tham gia thị trường. Chuẩn bị để chính thức đón nhận sự ra đời của thị trường chứng khoán OTC vào năm 2010. Đối với các trung gian tài chính, chính phủ có những chính sách ưu đãi thúc đẩy họ tham gia vào thị trường. Những chính sách thúc đẩy thị trường trái phiếu, thúc đẩy q trình cổ phần
hóa các doanh nghiệp, phát triển các trung tâm giao dịch...là tiền đề làm gia tăng các cơng cụ tài chính, thúc đẩy sự ra đời của các cơng cụ phái sinh. Do đó, những chính sách phát triển thị trường chứng khốn mặc dù không trực tiếp tác động đến thị trường phái sinh nhưng sẽ gián tiếp thúc đẩy thị trường phái sinh phát triển.
Đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động phái sinh vẫn khá hạn chế, chính phủ vẫn đang kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trên thị trường phái sinh. Chỉ một số ít tổ chức được phép tham gia vào thị trường này khi đáp ứng đủ những điều kiện nhất định. Các quy định hướng dẫn các bên tham gia trên thị trường của NHNN vẫn cịn khá cứng nhắc và có nhiều hạn chế. Ví dụ như việc NHNN can thiệp vào việc xác đinh mức giá cho các hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, quy định NHTM chỉ được phép bán quyền chọn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư mà không được phép mua quyền chọn của họ thực sự đã kìm hãm sự phát triển của thị trường.