Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 65 - 67)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG

3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh

thường nhạy cảm hơn đồng USD.

Thói quen sử dụng đồng USD đã ngăn cản sự phát triển của thị trường bởi đồng USD hiện nay là đồng tiền đang được chính phủ sử dụng để neo giá đồng VNĐ. Mức độ biến động tỷ giá của đồng USD là không nhiều và khơng hồn tồn theo chiều hướng của quan hệ cung cầu. Chính sách neo giá này khiến tỷ giá giữa USD và VNĐ khá ổn định, rủi ro ít xảy ra hơn đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế nhu cầu phịng vệ bằng các cơng cụ phái sinh tiền tệ cũng giảm đi đáng kể.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH

3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh phái sinh

Mặc dù công cụ phái sinh đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam được khoảng 10 năm, nhưng tính đến nay thị trường vẫn còn phát triển khá khiêm tốn. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là do chúng ta chưa có một khung pháp lý phù hợp điều chỉnh hoạt động cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh của các NHTM.

Trong những năm vừa qua, Quốc hội, Chính phủ và NHNN đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng như Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật các cơng cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh ngoại hối, gần 40 nghị định hướng dẫn các luật về ngân hàng và nhiều quyết định, thông tư của NHNN. Về cơ bản, các văn bản này đã hình thành khung pháp lý

tương đối đầy đủ cho hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển năng động của thị trường tài chính và các yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế, nhiều quy định của pháp luật về ngân hàng đã bộc lộ bất cập, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các quy định pháp luật về sản phẩm tài chính phái sinh. Thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm tài chính phái sinh có thể tóm lược qua các điểm chủ yếu sau đây:

Một là, Việt Nam chưa có khung pháp lý hồn chỉnh về kinh doanh các công cụ

tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài khoản 2 của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành.

Hai là, Việt Nam chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường

cơng cụ tài chính phái sinh, ngoại trừ quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Theo quy chế này, các NHTM chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh về ngoại tệ với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các NHTM chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh cơng cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.

Ba là, chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các NHTM kinh doanh

hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định cụ thể cho phép các NHTM cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính hoặc cho phép các NHTM đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của NHNN đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của các NHTM. Các hoạt động kinh doanh của NHTM được quy định trong luật các tổ chức tín dụng khơng có các sản phẩm tài chính phái sinh.

Bốn là, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp,

tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các NHTM khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các cơng cụ tài chính phái sinh.

Năm là, theo các quy định của hiệp định thương mại BTA, các ngân hàng Hoa

Kỳ có thể được cung cấp các sản phẩm phái sinh tại thị trường Việt Nam, trong khi các NHTM Việt Nam chưa được phép cung cấp dịch vụ này hoặc chỉ được phép thực hiện khi được NHNN cho phép thí điểm. Như vậy, pháp luật hiện hành chưa tạo điều kiện cho các NHTM trong nước nâng cao khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh thơng qua việc đa dạng hố sản phẩm/dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)