Mở rộng cơ hội đầu tƣ cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 33 - 35)

1. Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mơ của một số nƣớc đang phát triển về mặt kinh tế

1.2. Mở rộng cơ hội đầu tƣ cho phụ nữ nghèo

Tín dụng và tiết kiệm vi mơ cung cấp các cơ hội cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ để bắt đầu hoặc cải thiện kinh doanh. Khả năng của các phụ nữ nghèo để sử dụng các cơ hội được cung cấp với các yếu tổ của tín dụng và tiết kiệm vi mô để đảm bảo hiệu suất làm việc của họ phụ thuộc vào thái độ trước rủi ro của họ. Đó là khả năng họ truy cập thông tin và sẵn sàng hành động trên các thông tin (Rebecca M. Vonderlack

and Mark Schreiner, 2001). Như vậy, vốn tín dụng và tiết kiệm vi mơ có thể tác động

tích cực về cơ hội kinh doanh hoạt động của các phụ nữ nghèo.

Trên thực tế, do sự bất bình đẳng giới tính nên phụ nữ khó được quyền quyết định trong kinh tế và việc không nhận được sự giáo dục đào tào đầy đủ như nam giới kết hợp với sự thiếu thông tin khiến phụ nữ đã phải bỏ qua rất nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống. Dù phụ nữ nhận ra những cơ hội nhưng họ cũng rất khó nắm bắt vì có rất nhiều yếu tố cản trở họ đầu tư vào các cơ hội như thiếu vốn, thiếu kỹ năng. Trong hồn cảnh đó, tiếp cận với các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô là một con đường trợ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận với được với nguồn vốn để đầu tư. Trong phần trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu các kinh nghiệm nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ trong việc bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ nghèo trong lĩnh vực kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi…. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển về mở rộng cơ hội đầu tư cho phụ nữ nghèo thơng qua kinh nghiệm của chương trình tín dụng vi mơ và kinh doanh của PFD ở Nigieria.

Chương trình phát triển tín dụng vi mô và kinh doanh của PFD ở Nigieria đã được bắt đầu vào năm 2008. Chương trình được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính

phủ địa phương và các cố vấn viên, kết hợp với sự hỗ trợ từ ngân hàng thế giới và quỹ Fantasaum.

Mục tiêu của chương trình là giúp trao quyền cho cộng đồng và cho phép các phụ nữ nghèo tận dụng lợi thế của cơ hội kinh tế tại địa phương của họ. Mục tiêu này được thực hiện thơng qua ba loại chính của dịch vụ: dựa vào cộng đồng doanh nghiệp, các chương trình tín dụng vi mơ và kinh doanh các chương trình phát triển thanh niên. Trong đó, chương trình sẽ tập trung vào các chương trình tín dụng vi mơ. Chương trình thực hiện bằng cách sử dụng các mơ hình nhóm và hợp tác xã với phương pháp cho vay theo vịng. Có nghĩa là trong một nhóm các người nghèo, phụ nữ nghèo tham gia vào chương trình, họ sẽ luân phiên được vay vốn tín dụng theo các đợt. Các phụ nữ tham gia chương trình đều được tập huấn, đào tạo các kỹ năng để bắt đầu khởi nghiệp. Đặc biệt, họ được định hướng các lĩnh vực nên đầu tư, các ngành nghề phù hợp với họ và phù hợp với điều kiện địa phương.

Sự thành cơng của chương trình đã được chứng minh qua các số liệu thực tế và các câu chuyện của các cá nhân. Đến năm 2009, chương trình tín dụng vi mơ đã giúp hơn 35.000 người thành lập hoặc mở rộng kinh doanh, trong đó 90% là phụ nữ. Họ đã để lại nhiều câu chuyện thành cơng tiêu biểu cho kinh nghiệm nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mở rộng cơ hội đầu tư.

Một trong số các câu chuyện thành công của các phụ nữ tham gia chương trình có thể kể đến câu chuyện của Margaret. Cơ là một nông dân trồng sắn, thơng qua các buổi đào tạo của chương trình cô đã nhận ra rằng trong mùa mưa, nhu cầu về sắn có xu hướng giảm và cơ có nhiều lựa chọn để thay thể cho sắn trong thời gian này. Chương trình đã cho cơ vay một khoản tín dụng nhỏ và hướng dẫn cô đầu tư vào các loại cây trồng khác như đậu phộng, dưa hấu và cơ có thêm được một khoản thu nhập khá lớn từ sự đa dạng hóa các loại cây trồng.

Câu chuyện thứ hai là của cô Alice. Năm 2005, Alice bắt đầu tham gia vào chương trình với khoản vay là 10,000 nảia (tương đương khoảng 65$). Cô kết hợp khoản vay của mình với số lượng nhỏ tiền tiết kiệm của mình để mua các sản phẩm

như đậu phộng, gạo, ngô và hạt giống dưa với số lượng lớn để bán lại. Thông qua đào tạo kinh doanh, một phần không thể thiếu của hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ, Alice đã học được cách làm thế nào để quản lý tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm của mình và đầu tư một cách khôn ngoan. Đến năm 2010, sau 5 năm tham gia chương trình, cơng việc kinh doanh của Alice rất phát đạt với một gian hàng thường trú tại Rimi Uku và các quầy hàng du lịch tại các thị trường hàng tuần trong BAD, Assakio. Cơ nói rằng chìa khóa để thành công của cô là chú ý đến nhu cầu thị trường trong khi đa dạng hóa sản phẩm của mình.

Câu chuyện thứ ba là của cô Naisula ở Tanzania trong lĩnh vực chăn ni gia cầm. Trước khi đến với chương trình tín dụng vi mơ và kinh doanh của PFD, cơ cũng giống như nhiều người dân trong địa phương không muốn đầu tư nhiều trong chăn nuôi gà kể từ khi hầu hết trong số gà ni bị chết vì bệnh Newcasle. Kể từ khi tham gia chương trình, Naisula được cung cấp vốn cho tái đầu tư vào gia cầm, đồng thời được tham gia chương trình tiêm chủng cho gia cầm. Chương trình tiêm chủng đã giảm đáng kể tổn thất gà và giúp sản lượng gà tăng cao. Đến nay, Naisula đã tăng số lượng gà lên 200% và thu nhập 15 trứng mỗi ngày. Khoản tiền này từ gà và trứng giúp cô đủ khả năng mua nhiều thực phẩm hơn cho gia đình và đủ học phí cho hai con của cơ. Ngồi ra, hiện nay cơ cịn được tin tưởng là người tiêm vacxin chính cho đàn gà của cả địa phương. Đến nay, các câu chuyện thành công từ sự tham gia PFD của phụ nữ Nigieria vẫn là những bài học kình nghiệm q giá cho các tổ chức tài chính vi mơ trong cơng tác nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mở rộng đầu tư. (http://www.pfd.org/learn-more/stories).

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)