4. Các bài học và biện pháp nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam về mặt xã hộ
4.2. Bài học cải thiện sức khỏe cho phụ nữ
Tại Việt Nam, điều kiện sống và thói quen ăn uống thiếu vệ sinh cùng với việc thiếu các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khối lượng công việc năng nhọc và nhận thức thấp về các vấn đề chăm sóc sức khỏe gây ra nhiều bệnh
tật cho người nghèo (PPA,2008). Phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nên rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Đối với phụ nữ nghèo, khi bị bệnh, họ thường có xu hướng giấu bệnh, tự chữa vì lo ngại sẽ mất thêm khoản chi phí cho gia đình hoặc mất thời gian dành cho lao động, làm việc để khám bệnh, điều trị. Một số phụ nữ mắc phải các chứng bệnh khó nói thường ngại đi khám bệnh, ngại chia sẻ với người khác. Việc đi khám định kỳ, thường xuyên hầu như không được phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo quan tâm tới. Chính những điều này đã khiến nhiều chị em phụ nữ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng từ việc phát hiện và chữa trị bệnh muộn và phải chịu sức khỏe kém hoặc mất sức lao động gây giảm hiệu quả trong công việc, lao động và cuộc sống thường ngày.
Học tập kinh nghiệm từ các tổ chức tài chính vi mơ ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là học tập kinh nghiệm từ BRAC với các chương trình như CHVs, EHC, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam cũng thường xuyên lồng ghép các chương trình chăm sóc, khám sức khỏe cho phụ nữ kết với các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô trong vùng. Mục tiêu cải thiện sức khỏe cho phụ nữ luôn được quan tâm và đi kèm với các mục tiêu chính của các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mơ.
Công tác cải thiện sức khỏe cho phụ nữ của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam đang dần được quan tâm và cải thiện. Trong đầu năm 2012 và năm 2011 vừa qua, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình khám sức khỏe cho phụ nữ tại các vùng miền trên cả nước. Ngày 12/1/2012, tổ chức TYM đã tổ chức hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho các thành viên của TYM tại Thanh Hóa. Đã có gần 200 chị em phụ nữ tham gia khám chữa bệnh miễn phí nhằm phát hiện bệnh sớm. Đến nay, TYM đã tổ chức khám chữa bệnh cho 831 chị em thành
(http://tymfund.org.vn/TinTucSuKien&action=viewNews&id=294). Từ 7/2001 đến
nay, quỹ hỗ trợ phát triển phụ nữ Ninh Phước – một thành viên của mạng lưới M7, do tổ chức Action Aid Việt Nam tài trợ đã thực hiện nhiều dự án chăm sóc sức khỏe về các bệnh xã hội cho phụ nữ và trẻ em tại các vùng khó khăn và dân tộc thiểu số trên địa bàn 3 xã nghèo khó của huyện Ninh Phước là An Hải, Phước Hải và Phước Dinh
(http://cfrc.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=167&iNS=5&LevelID=343&sLN=Ninh%20 Thu%E1%BA%ADn).
Tuy vai trò cải thiện sức khỏe cho phụ nữ nghèo đã được các tổ chức tài chính vi mơ quan tâm và triển khai nhiều dự án nhưng đến nay, số lượng phụ nữ được tham gia khám chữa bệnh vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số các thành viên tham gia vào các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ. Đến cuối năm 2010, TYM đã có 71,960 thành viên tham gia (TYM,2011) nhưng chỉ có 831 chị em phụ nữ, chiếm tỷ lệ 1,15% trong số thành viên của TYM được khám chữa bệnh. Công tác khám chữa bệnh cho phụ nữ nghèo cịn gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn dành cho hoạt động này khơng có nhiều, chủ yếu được trích ra từ các dự án, các quỹ tài trợ từ chính phủ và các tổ chức nước ngồi. Ngồi ra, việc triển khai cơng tác khám chữa bệnh cũng rất vất vả khi đa số phụ nữ ít được tiếp cận với y tế đều sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở những vùng này, nhận thức của chị em phụ nữ về tầm quan trọng của sức khỏe là chưa cao và họ thường không quan tâm đến sức khỏe cũng như các đợt chăm sóc sức khỏe ở địa phương mình.
Để nâng cao vai trò cải thiện sức khỏe cho phụ nữ nghèo của tín dụng và tiết kiệm vi mô, các tổ chức tài chính vi mơ nên thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe, đồng thời tăng cường các đợt khám sức khỏe cho phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh các hoạt động khám chữa bệnh cho phụ nữ nghèo, công tác bảo vệ và cải thiện môi trường cũng rất quan trọng. Môi trường sống xung quanh ln có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ. Nếu phụ nữ phải sống ở nơi môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất bẩn, chất thải, hóa chất độc hại thì nguy cơ bị suy giảm sức khỏe và mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa là rất cao, đáng sợ nhất là bệnh ung thư. Vì thế, các tổ chức tài chính vi mơ cũng cần quan tâm tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường. Với công tác cải thiện môi trường, không chỉ cần sự tham gia của các tổ chức tài chính vi mơ mà cịn cần sự liên kết, hợp tác với chính phủ, với các dự án bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng.