Bài học bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 53 - 56)

3. Các bài học, biện pháp để các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mặt kinh tế

3.1. Bài học bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ nghèo

Nhìn chung, qua các năm, các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của phụ nữ nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) là một trong hai tổ chức

tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam. Xem xét tổng lượng tín dụng cho vay và dư nợ trung bình trên mỗi khách hàng ta thấy các chỉ số này đều tăng qua các năm.

Biểu đồ 3: tổng lƣợng tín dụng cho vay của VBSP các năm 2003-2010(đv: USD)

(nguồn:http://www.mixmarket.org/mfi/country/Vietnam )

Qua biểu đồ 3, ta thấy lượng tín dụng cho vay của VBSP tăng dần qua các năm, tăng mạnh nhất từ năm 2006 đến năm 2010. Từ năm 2009 đến năm 2010, lượng tín dụng cho vay của VBSP đã tăng tới 16.8%. Từ năm 2006 đến năm 2010, lượng tín dụng cho vay của VBSP tăng khá đều. Việc tăng lượng tín dụng cho thấy phụ nữ đã được tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn từ VBSP. Cùng với lượng tín dụng cho vay, dư nợ cho vay trung bình trên mỗi khách hàng của VBSP cũng tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 4: dƣ nợ cho vay trung binh mỗi khách hàng của VBSP các năm 2003-2010 (đơn vị: USD) (nguồn: http://www.mixmarket.org/mfi/country/Vietnam/ ) 623,560,968 855,360,589 1,087,403,356 1,149,164,276 2,181,692,164 3,017,866,034 3,929,035,635 4,588,944,354 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

tổng lượng tín dụng cho vay

188 229

264 245

386 444

521 562

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Qua biểu đồ 4 ta thấy dư nợ cho vay trung bình mỗi khách hàng của VBSP giai đoạn 2003-2010 tăng khá tương ứng với tổng lượng tín dụng cho vay của VBSP. Chỉ năm 2005-2006 dư nợ cho vay trung bình của VBSP bị giảm từ 264 USD xuống 245 USD, giảm 7.2% do số lượng khách hàng của VBSP thời kỳ này tăng nhanh chóng từ 4,125,264 lên 4,695,986 khách hàng, tăng 13.8% trong khi tổng lượng tín dụng cho vay chỉ tăng 5.68%. Với tỷ lệ 50,51% khách hàng là phụ nữ, VBSP đã góp phần quan trọng trong vai trị bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh nhằm cải thiện đời sống của phụ nữ nghèo.

Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam lại hoạt động tỏ ra không hiệu quả, không bền vững khi chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản liên tục âm hoặc chỉ đạt mức lợi nhuận thấp qua các năm mặc dù đã có dấu hiệu dần được cải thiện.

Biểu đồ 5: tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của VBSP, TYM, CEP giai đoạn 2004-2010

(nguồn: http://www.mixmarket.org/mfi/country/Vietnam )

Lợi nhuận trên tổng tài sản của các tổ chức tài chính vi mơ khơng ổn định qua các năm. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của 3 tổ chức đều thấp nhất vào năm 2005 và đạt mức cao nhất vào năm 2008. Đến năm 2009, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm. Lợi nhuận trên tổng tài sản đạt mức khá thấp. Chỉ CEP năm 2009 đạt lợi nhuận trên tổng tài sản là 9.75%. VBSP thậm chí lợi nhuận trên tổng tài sản liên tục âm qua các năm. Điều này

-4.33% -4.57% -4.05% -2.91% -2.33% -1.84% -2.45% 8.88% 2.66% 3.57% 5.80% 7.58% 7.95% 6.33% 7.60% 6.65% 7.19% 6.68% 8.95% 9.75% 7.93% -6.00% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VBSP TYM CEP

chứng tỏ mặc dù là tổ chức tài chính vi mơ lớn ở Việt Nam, nhưng VBSP hoạt động khơng hiệu quả, cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư, ngân sách từ chính phủ. Sự hoạt động không hiệu quả này sẽ hạn chế vai trò bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ nghèo của VBSP. Hiệu quả kém là một trong những thách thức lớn nhất của các tổ chức tài chính vi mơ. Yếu tố phản ánh khả ngăn của tổ chức trong việc quản lý chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm, do đó bị ảnh hưởng trực tiếp từ cả hai yếu tố khả năng kiểm sốt chi phí và mức độ phát triển thị trường. Các tổ chức tài chính vi mơ hoạt động không hiệu quả thường lãng phí các nguồn lực và cung cấp khách hàng những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng. Lý do là vì khách hàng chính là người cuối cùng chịu những chi phí phụ trội do hoạt động khơng hiệu quả gây nên, dưới hình thức lãi suất cao hơn và chi phí giao dịch cao hơn (ILO,2011)

Theo quan điểm từ ngân hàng Grammen, để nâng cao vai trò bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ, trước tiên các tổ chức tài chính vi mơ cần đảm bảo quản lý, sử dụng và tăng cường nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Các tổ chức có nguồn vốn thì phụ nữ mới có thể vay vốn từ các tổ chức đó. Bài tốn sử dụng, tăng cường nguồn vốn một cách hiệu quả là bài tốn khơng đơn giản đối với bất kỳ một tổ chức tài chính vi mơ nào vì họ vừa phải đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội vừa phải đảm bảo tạo ra lợi nhuận đủ để duy trì và phát triển tổ chức, các hoạt động của họ trong khi nguồn vốn chỉ có hạn. Để đảm bảo được các mục tiêu này, các tổ chức tài chính vi mơ cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động một cách hợp lý, tăng cường mở rộng các kênh huy động vốn, quản lý nguồn vốn và các rủi ro phát sinh một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)