2. Kinh nghiệm nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở các nƣớc đang phát triển về mặt xã hộ
2.3. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ nghèo
Kiến thức, kỹ năng là một yêu cầu rất quan trọng để phụ nữ có thể nâng cao đời sống. Chỉ có vốn tín dụng mà khơng có kiến thức, kỹ năng thì cũng như phụ nữ có trong tay lương thực nhưng không biết làm thế nào để chế biến chúng thành thức ăn. Khi đó, vốn hầu như khơng mang lại hiệu quả và tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Song song với các chương trình cấp tín dụng vi mơ và tiết kiệm vi mơ, các tổ chức tài chính vi mơ thường cung cấp thêm các chương trình đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ nghèo. Nếu như vốn và sức khỏe là điều kiện cần, mang lại cơ hội phát triển cho phụ nữ thì kiến thức, kỹ năng là điều kiện đủ giúp cơ hội phát triển đó trở thành hiện thực.
BRAC là một trong những tổ chức tài chính vi mơ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ nghèo. Điển hình là chƣơng trình Giáo
dục BRAC (BEP) giai đoạn thứ tư (2004-2009). Chương trình cung cấp cơ hội gíao
giáo dục trung học cơ sở. Đối tượng của BEP là người nghèo, những người sống ở vùng sâu vùng xa, các cô gái đã bỏ học hoặc chưa bao giờ được ghi danh vào các trường học, trẻ em từ các nhóm dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật. Đến 9/2009 đã có 4,110,000 trẻ em tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục của BRAC, tỷ lệ bỏ học chỉ thấp ở mức 5 -6% (rating report BRAC, 2010). 70% học sinh học theo chương trình BEP là trẻ em gái, thời gian học của các em rất linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh của các em. Các giáo viên thường xuyên đến thăm hỏi gia đình học sinh, đặc biệt là các học sinh vắng mặt nhiều trong các buổi học.
Một chương trình điển hình khác là trung tâm sữa BRAC. Chương trình này vừa mang lại việc làm cho người dân Bangladesh vừa đào tạo kiến thức cho người dân nghèo. Trung tâm sữa BRAC là đầu mối thu mua sữa cho những người vay tín dụng vi mô từ BRAC sản xuất mang lại nguồn thu nhập, đầu ra ổn định cho người sản xuất. Vào năm 1998, BRAC thực chương trình thụ tinh nhân tạo (AI) với một mạng lưới 70 cơ sở trên khắp đất nước và đã đào tạo hơn 1,500 công nhân AI. Lực lượng lao động này không chỉ được học phương pháp thụ tinh nhân tạo chất lượng cao mà còn được học các nghiệp vụ khác như tiêm trùng, chuẩn đoán mang thai, giao nhận hàng. Song song với các khóa đào tạo chun nghiệp, BRAC cũng địi hỏi rất cao. Các trạm sữa của BRAC không thu nhập đủ sữa trong ngắn hạn hoặc hoạt động không hiệu quả thì sẽ bị đóng cửa ngay. Điều này tạo ra áp lực khiến các nhân công trong các trạm sữa luôn nỗ lực không ngừng.
Dự án braNET cũng mang lại hiệu quả trong sứ mệnh mang lại kiến thức, kỹ
năng cho phụ nữ nghèo ở Bangladesh. Dự án xuất phát từ ý tưởng cải thiện chất lượng đào tạo giáo viên và chương trình giảng dạy. BRAC hiểu rằng truy cập Internet tốc độ cao là cách tốt nhất để thông tin đến các giáo viên và mang kiến thức đến cho họ. Tuy nhiên, Bangladesh khơng có tốc độ phủ song cao trên tồn quốc, vì thế BRAC đã hợp tác với gNet có trụ sở tại San Francisco để xây dựng mạng tốc độc cao hàng đầu ở Bangladesh. Đến năm 2009, đã có hơn 64,600 phịng học ở nơng thôn Bangladesh được nối mạng Internet tốc độ cao(rating report BRAC, 2010).
CHƢƠNG III