Biện pháp quản lý nguồn vốn và các rủi ro phát sinh từ việc cho vay vốn

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 63 - 64)

3. Các bài học, biện pháp để các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mặt kinh tế

3.1.3. Biện pháp quản lý nguồn vốn và các rủi ro phát sinh từ việc cho vay vốn

Các tổ chức tài chính vi mơ có thể quản lý nguồn vốn và các rủi ro phát sinh từ việc cho vay bằng bốn cách. Cách thứ nhất là họ chấp nhận rủi ro, tăng cường bổ sung cho quỹ dự phòng mất vốn. cách này tuy đơn giản và phổ biến nhưng không phải phương án hay vì có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ trong bối cảnh các tổ chức tài chính vi mơ thường xun thiếu nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng vi mơ và các hoạt động phụ trợ của mình. Cách thứ hai là các tổ chức tài chính vi mơ sẽ chuyển giao rủi ro cho một người khác. Phổ biến nhất là thông qua bảo hiểm, ví dụ như mua bảo hiểm nhân thọ tín dụng theo nhóm. Khi đó, cơng ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả khoản nợ nếu người vay gặp phải rủi ro (ILO,2011).

Nhiều tổ chức tài chính vi mơ thường lập các kế hoạch dự phịng trong các trường hợp khẩn cấp, vì thế họ thường mua bảo hiểm cho các khoản vay, thậm chí mua bảo hiểm cho các khách hàng vay của mình. Đây là một trong những lý do giúp hoạt động bảo hiểm vi mô cũng khá phát triển trong ngành tài chính vi mơ ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu, tôi xin phép không đề cập sâu vào hoạt động này. Hai cách sau để quản lý nguồn vốn và rủi ro là các tổ chức tài chính vi mơ có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của rủi ro bằng cách xây dựng các chính sách và quy trình thật cản thẩn và phịng tránh một số kiểu gian lận nhất định bằng cách khơng cho các cán bộ tín dụng trực tiếp làm việc với khách hàng được cầm tiền mặt, thay vào đó, tất cả việc giải ngân và thu nhân đều phải do ngân hàng đối tác

của tổ chức tài chính vi mơ đảm nhiệm (ILO,2011). Các tổ chức tài chính vi mơ thường kết hợp tất cả các cách trên để tăng cường đảm bảo an tồn cho nguồn vốn của mình nhằm hoạt động hiệu quả và bền vững hơn.

Ngồi ra, thẩm định doanh nghiệp và hộ gia đình, đối tượng cũng rất cần thiết vì tín dụng vi mơ là cho vay, là hoạt động kinh doanh, không phải hoạt động từ thiện, nên cần đảm bảo được sự thu hồi vốn đã cho vay. Việc cho vay đúng đối tượng sẽ đảm bảo cho việc nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mơ được sử dụng, quản lý hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn được tăng cường bổ sung, cung cấp đến những phụ nữ thực sự có nhu cầu vay vốn và thực sự có mong muốn cải thiện đời sống, vươn lên thốt nghèo và làm giàu. Các cán bộ tín dụng đến quan sát hoạt động của doanh nghệp và đánh giá cách làm việc của người xin vay với khách hàng của họ cũng như tình trạng thiết bị của doanh nghiệp đó. Vì các doanh nghiệp vi mơ khơng có những loại giấy tờ mà ngân hàng truyền thống yêu cầu nên người cho vay vi mô thường thu thập thông tin qua việc quan sát. Trong quá trình đánh giá, các cán bộ tín dụng có thể đặt câu hỏi thăm dò thêm nếu các câu trả lời của người đăng ký vay tỏ ra phi thực tế hoặc không nhất quán, chứ không nên chấp nhận ngay thông tin mà họ nhận được

(Churchill,1999).

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)