Sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 45 - 49)

kiệm vi mơ

Vì trong tài chính vi mơ, các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ chiếm phần lớn nên các chính sách, chiến lược, sự đầu tư của chính phủ Việt Nam đến ngành tài chính vi mơ có thể được hiểu là các chính sách, chiến lược của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ. Chính phủ đã có các chính sách quan tâm và đầu tư đến sự phát triển của ngành tài chính vi mơ tại Việt Nam, tuy nhiên trong các chính sách vẫn tồn tại một số bất cập, khó khăn cho các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam.

Theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế, Việt Nam đã và đang xây dựng một số luật trong lĩnh vực tài chính. Những luật này cũng tác động tới hoạt động tín dụng, tác động trực tiếp và ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình tài chính vi mơ của Việt Nam nói chung và các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ nói riêng

Bảng 5: lộ trình chính sách liên quan đến tài chính vi mơ

Năm Chính sách

1998

Luật Ngân hàng nhà nước

Luật các tổ chức tín dụng bao gốm áp dụng cho các ngân hàng và thể chế phi ngân hàng (quỹ tín dụng nhân dân và hợp tác xã) nhưng không áp dụng cho các tổ chức TCVM

NHNN cho các ngân hàng như NHCSXH, NHNN&PTNT v ốn để thực hiện

hoạt động tài chính vi mơ 2000

NHNN chính thức cho phép Hội phụ nữ hoạt động tín dụng, tiết kiệm để xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên các tổ chức xã hội khác huy động tiết kiệm là khơng có cơ sở pháp lý

2002 Thành lập ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

2003 Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và khuyến khích quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng

2003 Luật Hợp tác xã (sửa đổi), HTX hoạt động giống doanh nghiệp, có tính pháp lý, quyền tự chủ và có quy định về vốn rõ ràng

2004 Cho phép thành lập cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi Sau khi ra nhập WTO

2007 Cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi 2011 Xóa bỏ mọi hạn chế với ngân hàng 100% vốn nước ngoài

( nguồn: NHNN, Asia Pacific Rural Finance, APRACA 4/2003 )

Thơng qua lộ trình chính sách, chính phủ đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính vi mơ ở Việt Nam. Chính phủ đã tách riêng biệt ngành tài chính này khỏi các hoạt động tín dụng thương mại và giao cho các tổ chức tài chính vi mơ và ngân hàng chính sách xã hội. Đây là một bước tiến đáng kể bởi ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội hoạt động theo hai mục tiêu khác nhau,theo cơ cấu tổ chức hoạt động và mức lãi suất khác nhau. Ngân hàng thương mại hoạt động hướng đến lợi nhuận cịn ngân hàng chính sách xã hội hoạt động hướng đến mục tiêu xã hội, mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” và hệ thống lãi suất của ngân hàng chính sách xã hội thấp hơn khá nhiều so với ngân hàng thương mại.

Về các chiến lược phát triển tài chính vi mơ của chính phủ, ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2195/QD-TTg phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến năm 2020. Đề án nhằm xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ,

góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Những chính sách và chiến lược của chính phủ Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả để các tổ chức tài chính vi mơ tăng cường vươn tới các hộ nghèo trên đất nước

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số chính sách của chính phủ gây nhiều bất cập, khó khăn cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ. Đầu tiên là chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mơ. Một số tổ chức tài chính vi mơ như TYM đang phải chịu mức lãi suất 25% như các doanh nghiệp thương mại trong khi mục đích hoạt động chủ yếu của TYM là xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho chị em phụ nữ nghèo ở các địa phương. Chính sách thuế nhiều bất cập này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động và phát triển của TYM. Nếu TYM được hưởng mức thuế ưu đãi mà không phải chịu mức thuế 25% như bây giờ thì số tiền thuế mà TYM phải nộp sẽ giúp đỡ được nhiều chị em phụ nữ đang gặp hồn cảnh khó khăn hơn (http://tymfund.org.vn/TinTucSuKien&action=viewNews&id=277).

Bên cạnh chính sách thuế, nghị định 28/2005 của chính phủ cũng đặt ra khơng ít thách thức cho các tổ chức tài chính vi mơ, các tổ chức muốn hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mơ ở Việt Nam. Từ tháng 11/2005, chính phủ đã thơng qua nghị định 28- công cụ đầu tiên mở cửa cho các tổ chức tài chính vi mơ có quy mơ lớn sang loại hình tổ chức tài chính vi mơ hoạt động theo giấy phép được cấp. Tuy nhiên, nghị định 28 cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khơng ít chủ thể bởi cơ cấu sở hữu chặt chẽ hơn rất nhiều, đặc biệt khơng cho phép hình thức sở hữu tư nhân mà thay vào đó, chỉ có các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ trong nước mới được phép sở hữu các tổ chức tài chính vi mơ. Phản ứng lại dư luận trên, Nghị định 165/2007/ND-CP đã được thông qua tháng 11/2007 sửa đổi, bổ sung nghị đinh 28, đồng thời thông tư 02/2008/ND-CP cũng được ban hành vào tháng 4/2008 hướng dẫn thi hành nghị định này. Nội dung sửa đổi cơ bản như sau:

Bảng 6: Những sửa đổi cơ bản của Nghị định 165

Hiện tại (Nghị định 28/165 và các Thông tƣ hƣớng dẫn) Công ty 1 thành

viên

Công ty TNHH nhiều thành viên

Tổ chức tài chính vi mơ phải được sở hữu tồn phần bởi 1 Tổ chức chính trị-xã hội Việt Nam.

 Từ 2 đến 5 chủ sở hữu (Trừ khi được uỷ quyền bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 Các thành viên đủ tiêu chuẩn: (A) các tổ chức chính trị-xã hội, (B) các tổ chức xã hội, (C) các Quỹ xã hội & từ thiện, (D) các tổ chức nghề nghiệp (E) các Tổ chức phi Chính phủ của Việt Nam (Nghị định 88, 30/7/2003); các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.

 Các thành viên từ A đến E phải sở hữu ít nhất 25%, và phải là những cổ đông lớn nhất.

 Các cổ đơng nước ngồi chỉ sở hữu tối đa là 50% cổ phần của công ty.

(nguồn: 165/2007/ND_CP, 2007)

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính vi mơ muốn được cấp phép phải đáp ứng một số yêu cầu (nghị định 165/2007/ND-CP)

 Vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 5 tỷ VND

 Dư nợ tài chính vi mơ đạt ít nhất 65% tổng các danh mục đầu tư ( dư nợ tài chính vi mơ theo quy định là dưới 30 triệu VND)

 Danh mục cho vay có rủi ro phải dưới 5% tổng danh mục cho vay

 Trước khi cấp phép, MFO phải cam kết bằng văn bản về việc có khả năng trang trải chi phí hoạt động ( cụ thể tỷ lệ điều hòa vốn phải trên 100%)

Việc quy định cụ thể và khắt khe việc cấp phép hoạt động cho các tổ chức tài chính vi mơ giúp chính phủ quản lý hiệu quả và chặt chẽ hơn tình hình nhưng cũng là rào cản cho ngành tài chính vi mơ Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)