Bài học mở rộng cơ hội đầu tƣ cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 64 - 65)

3. Các bài học, biện pháp để các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mặt kinh tế

3.2. Bài học mở rộng cơ hội đầu tƣ cho phụ nữ

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, bối cảnh kinh tế của Việt Nam đã có nhiều biến đổi quan trọng. Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài. Thị trường của Việt Nam ngày càng được mở rộng, nhu cầu của thị trường ngày càng cao và yêu cầu của thị trường ngày càng đa dạng. Đối với những người dân nhanh nhạy với thị trường, đó là cơ hội để họ vươn lên cải thiện cuộc sống và làm giàu. Tuy nhiên, đối với người nghèo, đặc biệt là đối với những người có nhận thức và khả năng thấp thì họ khơng thể nắm bắt được các cơ hội đầu tư để cải thiện đời sống, thốt nghèo. Nếu khơng có các giải pháp chủ động và tồn diện thì giảm nghèo sẽ có độ trơ cao hơn đối với tăng trưởng kinh tế (VASS,2010).

Để giúp phụ nữ nghèo tiếp cận và thực hiện hóa được các cơ hội đầu tư, các tổ chức tài chính vi mơ tại Việt Nam thơng qua các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo. Các khoản tín dụng vi mơ, tín dụng ưu đãi là nguồn vốn cần thiết cho phụ nữ nghèo khởi đầu các hoạt động sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh của mình. Ngồi ra, các tổ chức tài chính vi mơ cịn tổ chức các buổi tuyên truyền thông tin, tập huấn kỹ năng. Tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mơ thành công trong việc mở ra cơ hội đầu tư cho phụ nữ nghèo.

Chương trình tài chính vi mơ “bàn tay vàng” với các hoạt động chủ đạo là tín dụng và tiết kiệm vi mô do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Hội phụ nữ Cần Thơ thực hiện từ 5/2010 là một chương trình thành cơng tiêu biểu. Trong chương trình này, phụ nữ nghèo và thu nhập thấp của Cần Thơ tiếp cận với các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng thu nhập và gây dựng tài sản. Mục tiêu của chương trình là cải thiện thu nhập và tạo dựng tài sản cho các hộ gia đình có thu nhập thấp ở vùng ngoại ô thành phố Cần Thơ. Đối tượng của chương trình chủ yếu là chị em phụ nữ tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong độ tuổi 18-50 và có thu nhập dưới 40,000 đồng/ngày. Chương trình đã giới thiệu những phương thức sinh kế mới và thích hợp với địa phương, giúp gia tăng thu nhập, hỗ trợ chị em phụ nữ tiếp cận với cácc dịch vụ tài chính, đồng thời trang bị các kỹ năng lập ngân sách và thực hành tiết kiệm. Từ đó, chương trình đã mở ra cơ hội đầu tư, sản xuất, kinh doanh mới cho phụ nữ nghèo (nhóm Cơng tác Tài chính vi mơ Việt Nam, 2012).

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)