Biện pháp nâng cao vai trò phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 70 - 72)

3. Các bài học, biện pháp để các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mặt kinh tế

3.3.1. Biện pháp nâng cao vai trò phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam

dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam

Để nâng cao vai trò ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro đối với phụ nữ nghèo, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp sau trong các chính sách của tín dụng và tiết kiệm vi mơ

- Trả tiền tiết kiệm: khi thảm họa hoặc rủi ro xảy ra, thường các gia đình khơng thể nhờ cậy hàng xóm hay bạn bè vì họ cũng bị ảnh hưởng. Do đó, các khoản tiền gửi tiết kiệm từ trước sẽ là biện pháp đầu tiên mọi người nghĩ tới. Các tổ chức tài chính vi mơ huy động tiết kiệm bắt buộc lúc này nên cho phép khách hàng được rút tiền

- Điều chỉnh hạn trả nợ: trong một số trường hợp bất lợi, việc quản lý nợ quá hạn theo kiểu không nhân nhượng sẽ không hợp lý nữa. Các tổ chức tài chính vi mơ cần điều chỉnh lại hạn trả nợ sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng người vay. Các

tổ chức tài chính vi mơ có “chính sách điều chỉnh hạn trả nợ trong trường hợp thảm họa xảy ra” sẽ sẵn sàng đối phó tốt hơn

- Khoản vay khẩn cấp để đối phó với thảm họa: ngay sau khi một tai họa xảy ra, người dân sẽ cần gấp tiền mặt để mua thực phẩm, nước sạch, thuốc men, dịch vụ chăm sóc y tế …. Tùy từng trường hợp, các tổ chức tài chính vi mơ có thể cần cung cấp những khoản vay nhỏ, ngắn hạn – có thể trợ cấp lãi suất hoặc cho vay không lãi – để giúp khách hàng giải quyết những nhu cầu cấp thiết

- Vốn vay tái thiết: khách hàng của các tổ chức cũng có thể cần vay tiền để dựng lại nhà, cơ sở kinh doanh hy các cơng trình cộng đồng. lúc này, những khoản vay dài hạn với lãi suất thấp có thể phù hợp nhất

- Hoạt động cứu trợ: khi một tai họa lớn xảy ra, các tổ chức cứu trợ có thể xuất hiện và cung cấp hàng viện trợ cũng như tiền mặt cho người dân. Tổ chức tài chính vi mơ có thể dùng cơ sở hạ tầng của mình để phân phối các dịch vụ đó một cách hiệu quả. Nhìn từ góc độ tổ chức, các hoạt động trên có vai trị quan trọng, khơng chỉ bởi chúng gúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn mà còn làm tăng sự cam kết của người nghèo đối với tổ chức. Ngoài ra, bổ sung thêm vốn cũng có thể là cách duy nhất để thu hồi các khỏa nợ chưa đáo hạn (ILO,2011).

Ngoài các biện pháp trên, một số biện pháp mang tính vĩ mơ hơn cũng cần được chú ý. Đầu tiên là biện pháp cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, bảo hiểm vi mô dành cho phụ nữ nghèo. Bảo hiểm là một cơng cụ được coi là hiệu quả nhất đề phịng ngừa và hạn chế rủi ro.

Một biện pháp nữa có thể giúp phụ nữ giảm được rủi ro là các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam đứng ra đầu tư, bảo lãnh hoặc cấp tín dụng để thành lập một chuỗi hệ thống từ cung cấp nguyên liệu đầu vào đến thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Với biện pháp này, các tổ chức ở Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm BRAC. BRAC đã thành công trong việc xây dựng chuỗi hệ thống cung cấp và bao tiêu sữa và các sản phẩm từ sữa trên thị trường Bangladesh. Xây dựng được chuỗi hệ thống này, các sản

phẩm của người dân, của phụ nữ sẽ được đảm bảo ổn định về giá cả đầu vào, đầu ra và thị trường cho đầu ra cho các sản phẩm.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)