Thay đổi cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 56 - 58)

3. Các bài học, biện pháp để các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mơ đối với phụ nữ nghèo về mặt kinh tế

3.1.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ

Thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động một cách hợp lý luôn là biện pháp được các tổ chức tài chính vi mơ quan tâm, chú ý. Đây là biện pháp mang tính bền vững, lâu dài nhưng địi hỏi sự năng động, thích ứng nhanh với hồn cảnh. Thay đổi cơ cấu tổ chức là việc thay đổi bộ máy nhân sự của tổ chức sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động. Nhiều tổ chức trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô lại tổ chức một bộ máy nhân sự quá cồng kềnh, gây ra lãng phí về nhân sự và tiền lương.

Một số tổ chức khác lại có q ít người thực hiện gây ra tình trạng mỗi nhân viên của họ phải chịu khối lượng và áp lực công việc quá lớn đồng thời không giải quyết kịp nhiều vấn đề, yêu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Các tổ chức tài chính vi mơ phải cân nhắc tổ chức bộ máy nhân sự sao cho phù hợp, số lượng nhân viên vừa phải. Ngoài ra, phẩm chất và khả năng của các nhân viên cũng cần được quan tâm.

Các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam thường ưa thích sử dụng những nhân viên có học vấn vừa phải hơn những người có học vấn cao bởi khi sử dụng những nhân viên có học vấn vừa phải, lương phải trả cho họ sẽ ít hơn, đồng thời họ sẽ ít “nhảy việc” hay chuyển việc hơn. Ngoài ra, giống như nhiều tổ chức ở nước ngồi, ví dụ như ngân hàng Grammen, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam luôn chú ý xem xét đến những người chưa có hoặc có ít kinh nghiệm vì họ cho rằng cán bộ cơ sở tốt thường là những người do tổ chức đào tạo được chứ khơng phải tìm được. Nên xem xét tuyển dụng những ứng viên không chỉ đơn thuần làm vì tiền mà cịn vì lịng say mê với công việc, những người thực sự muốn góp sức mình cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đặc thù của hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ là phục vụ chủ yếu cho người nghèo, hoạt động vì sự phát triển, cải thiện đời sống cho người nghèo nên cân tuyển những nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình, biết đồng cảm và sẻ chia với những hồn cảnh khó khăn. Ngồi ra, các nhân viên phải là những người khơng ngại khó ngại khổ khi phải thường xun cơng tác ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những vùng mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều và nhận thức của người dân ở các vùng đó cịn thấp. Nên ưu tiên tuyển nhân viên nữ để phục vụ khách hàng nữ: đa số khách hàng của các tổ chức tài chính vi mơ ở VN là nữ, và phụ nữ nghèo thường cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với những phụ nữ khác. Nếu khó tuyển dụng đủ nhân viên là nữ thì có thể xem xét tuyển dụng các ứng viên nam có tinh thần, thái độ tôn trọng phụ nữ. Đối với nhân viên nam, họ có ưu điểm là có sức khỏe tốt hơn và có khả năng cơng tác xa nhà lâu hơn khi phải hoạt động trong các vùng sâu vùng xa khó khăn trong một thời gian nhất định nào đó.

Thay đổi cơ cấu hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết để tăng cường vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ. Cơ cấu hoạt động là các mơ hình hoạt động, sản phẩm của tổ chức. Cơ cấu hoạt động phù hợp sẽ góp phần giúp chị em phụ nữ dễ dàng tiếp cận hơn và hài lịng với các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mơ. Đa số mơ hình hoạt động của tín dụng và tiết kiệm vi mơ là cho vay theo nhóm khơng cần thế chấp, trả lãi và vốn vay theo tuần hoặc tháng, tiết kiệm thường đi đơi với tín dụng vi mơ. Tùy vào từng vùng miền, địa phương và đối tượng, các tổ chức tài chính vi mơ có thể đưa ra các mơ hình sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và nguyện vọng của người dân, đặc biệt là của phụ nữ nghèo. Ví dụ, đối với các đối tượng phụ nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt, thu nhập của họ thường khơng tính theo tháng mà tính theo mùa vụ. Để phù hợp, các tổ chức có thể đưa ra mơ hình tín dụng trả lãi theo mùa vụ để linh hoạt với đặc điểm thu nhập của họ.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)