Bài học về Tăng cƣờng kiến thức, hiểu biết, kỹ năng cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 76 - 77)

4. Các bài học và biện pháp nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam về mặt xã hộ

4.3. Bài học về Tăng cƣờng kiến thức, hiểu biết, kỹ năng cho phụ nữ nghèo

Trong các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô, công tác đào tạo, giáo dục cho phụ nữ nghèo những kiến thức và kỹ năng luôn được các tổ chức tài chính vi mơ quan tâm chú ý và tổ chức thường xuyên. Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc, các kiến thức và kỹ năng luôn là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng hay thất bại. Có thể coi đó là địn bẩy để phụ nữ nghèo có thể thốt nghèo, vươn lên cải thiện và làm giàu trong cuộc sống. Các hoạt động đào tạo đã và đang góp phần nâng tầm nhận thức, tri thức và khả năng của phụ nữ trong lao động và cuộc sống. Các chương trình đào tạo, tập huấn đã mở ra con đường mới cho phụ nữ , giúp họ nhanh chóng thích ứng và vươn lên trong bối cảnh mới ở Việt Nam. Tại Việt Nam, công tác đào tạo, tập huấn dành cho phụ nữ nghèo của các tổ chức tài chính vi mơ được đánh giá khá cao với nhiều hoạt động diễn ra thường xuyên, gắn bó chặt chẽ với đời sống và công việc của người phụ nữ.

Trong công tác giáo dục, đào tạo, tập huấn các tổ chức tài chính vi mơ tập trung hơn vào đối tượng tuổi cịn trẻ. Tiêu biểu là những chương trình sau:

Chương trình “tín dụng học sinh sinh viên” của ngân hàng chính sách xã hội. Chỉ tính riêng ở tỉnh Long An, ngân hàng chính sách xã hội trong 4 năm qua đã cho 35,878 học sinh sinh viên vay vốn với số tiền cho vay gần 461 tỷ đồng. Lãi suất của khoản vay dành cho học tập được ưu đãi ở mức 0.65%/tháng, ngân hàng sẽ tính lãi ngay sau khi gia đình học sinh sinh viên nhận vốn nhưng không thu lãi hàng tháng mà sau khi học sinh sinh viên ra trường mới phải trả cả gốc lẫn lãi, thủ tục vay rất đơn giản. Chương trình này đã giúp cho hàng chục nghìn học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn ở Long An nói riêng và trên cả nước nói chung yên tâm học tập

(http://www.vbsp.org.vn/viewarticle.php?artid=10536)

Năm 2011, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang được sự tài trợ của tổ chức The Norwegian Mission Alliance (NMA) đã kết hợp cùng trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Tiền Giang tổ chức 70 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các khách hàng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phi

nơng nghiệp. Mục tiêu của chương trình là nhằm giúp những phụ nữ nghèo được tiếp cận với những kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng thu nhập và hướng đến thoát nghèo một cách bền vững (http://mom.com.vn/lang/vn/hoat-dong-va- du-an/du-an-doi-tac/d%E1%BB%B1-an-d%E1%BB%91i-tacpartner-projects.html)

Năm 2011, tiếp nối các chương trình đào tạo từ những năm trước, TYM tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý rủi ro, bảo hiểm vi mô, giới và kinh doanh, nước sạch vệ sinh môi trường, đào tạo về y tế cho gần 14,700 lượt thành viên của TYM

(TYM,2011)

Sau các nỗ lực, cố gắng cùng các chương trình đào tạo, tập huấn và hỗ trợ giáo dục toàn diện và thiết thực, đến nay hiện tượng trẻ em bỏ học sớm đã được cải thiện, đội ngũ nữ trí thức được tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Phụ nữ ngày càng được nâng cao nhận thức, kiến thức về luật pháp, chính sách, về xã hội, gia đình, lao động.

Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Chất lượng lao động của phụ nữ còn thấp so với chất lượng bình quân chung của lực lượng lao động cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh của phụ nữ. Số đông lao động nữ vẫn chưa qua đào tạo nghề, làm việc ở những ngành nghề khơng địi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, thu nhập thấp, điều kiện lao động không đảm bảo, việc làm thiếu ổn định. Điều này khiến cho thu nhập của lao động nữ trở nên bấp bênh, lao động nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, chịu nhiều thiệt thòi hơn trong các chính sách trợ cấp ngồi lương. Lao động nữ sẽ phải làm việc trong các khu vực ngành nghề phi chính thức, vì thế quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo. Nhóm phụ nữ yếu thế, phụ nữ di cư tự do, phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong đời sống hơn.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)