Tăng cƣờng việc trao quyền cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 39 - 42)

2. Kinh nghiệm nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở các nƣớc đang phát triển về mặt xã hộ

2.1. Tăng cƣờng việc trao quyền cho phụ nữ nghèo

Nhìn chung, do sự bất bình đẳng về giới tính, ở các nước đang phát triển, người đàn ông thường sử dụng bạo lực và các thành kiến xã hội để áp đặt ý muốn của họ lên người phụ nữ. Trong một hộ gia đình, bao lực hoặc sự đe dọa bạo lực thường vẫn còn là một cách mà người đàn ông khẳng định đặc quyền hơn người phụ nữ. Đối với phụ

nữ có thể chống lại bạo lực gia đình hay sự lộng quyền của đàn ơng thì sẽ xuất hiện các hình phạt và trở ngại khác khiến cho cuộc hôn nhân trở nên xấu đi và rơi vào nguy cơ tan rã. Đa số phụ nữ ở các nước đang phát triển đều không mong muốn xảy ra điều này bởi quan niệm, định kiến xã hội về vấn đề hơn nhân đối với phụ nữ cịn rất nặng nề. Nếu một người phụ nữ rời khỏi một cuộc hôn nhân hoặc không lấy chồng, người phụ nữ đó có thể gặp lại những bất lợi nghiêm trọng trong thị trường lao động (Rebecca M.

Vonderlack and Mark Schreiner, 2001).

Tín dụng và tiết kiệm vi mơ có thể làm gì để tăng cường và trao quyền cho phụ nữ? Trước hết, các mơ hình tín dụng và tiết kiệm vi mô đã mang đến nguồn vốn cho phụ nữ. Có nguồn vốn để bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi hoặc kinh doanh, sản xuất là bước đầu tiên mang đến cho phụ nữ nghèo quyền tự quyết định. Tiếp theo, một khoản tiền tiết kiệm nhỏ hoặc một khoản cho vay nhỏ là một “tấm đệm” làm giảm bớt hậu quả của rủi ro giúp phụ nữ có thể tự tin và sẵn sàng quyết định hơn trong cơng việc và gia đình dù quyết định đó có thể chịu sự phản ứng không đồng tình từ phía người chồng hoặc từ gia đình. Cùng với đó, một loạt các dịch vụ đi kèm như đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tạo công ăn việc làm của các tổ chức tài chính vi mơ mang đến cho phụ nữ tầm hiểu biết và thông tin rộng và sâu hơn, từ đó họ tự ý thức và biết cách làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Sau đây là một số kinh nghiệm từ các dự án, chương trình có tác động hiệu quả tới cơng tác nâng cao vai trị của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển về vấn đề tăng cường trao quyền cho phụ nữ.

SHGs

SHGs là dự án thí điểm phối hợp với các tổ chức phi chính phủ đối tác để trao quyền cho phụ nữ kinh tế và do đó giúp ngăn chặn các tội ác chống lại phụ nữ. SHG gồm những người ở các vùng nông thôn nghèo kết hợp cùng nhau tạo thành một nhóm để cải thiện tình trạng xã hội và kinh tế của các thành viên. SHG hoạt động dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, tín dụng và tự trợ giúp (SHGs, 2012). Các thành viên của SHG

đồng ý để tiết kiệm thường xuyên và đóng góp vào một quỹ chung và sử dụng nguồn quỹ chung này kết hợp với các quỹ khác (như khoản trợ cấp và các khoản vay từ ngân hàng) để cung cấp các khoản vay nhỏ cho các thành viên nghèo theo quyết định của nhóm. Các nhóm hoạt động trong SHGs thường có từ 10-20 thành viên trong một nhóm. Các nhóm bao gồm các chị em phụ nữ thường hoạt động tốt hơn các nhóm hỗn hợp (bao gồm cả nam giới và phụ nữ) vì họ thường thực hiện tốt hơn trong tiết kiệm và thường đảm bảo sử dụng và trả các khoản vay tốt và đúng hạn hơn (SHGs, 2012).

SHGs đã sớm nhận ra rằng cá nhân, chỉ một người nghèo đơn độc, đặc biệt là phụ nữ nghèo thì khơng chỉ yếu trong các hiểu biết về kinh tế xã hội mà còn thiếu tiếp cận với những kiến thức và thông tin-những thành phần quan trọng nhất của quá trình phát triển của ngày hơm nay, nhưng trong một nhóm họ sẽ được trao quyền để vượt qua rất nhiều điểm yếu.

Từ sự nhận thức đó, SHGs đã tổ chức người nghèo thành các nhóm, cùng hoạt động và trao đổi nhằm huy động các nguồn lực của các thành viên cá nhân cho sự phát triển kinh tế tập thể, giúp nâng cao điều kiện sống của người nghèo, giúp nâng cao nhận thức về quyền lợi cá nhân, đào tạo các kỹ năng cá nhân như khả năng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm. Ngồi ra, SHGs cịn liên kết với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác nhằm hỗ trợ tài chính cho các thành viên khi cần thiết, đặc biệt là tăng cường truyền thông, giáo dục và đào tạo giúp các thành viên của nhóm nâng cao được nhận thức về quyền lợi, hiểu biết về các lĩnh vực cần thiết trong đời sống. Bên cạnh đó, SHGs cũng tổ chức các buổi truyền thông trong cộng đồng (đối tượng hướng tới chủ yếu là đàn ông) nhằm giúp người dân, kể cả những người không phải là thành viên SHGs hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân mình để họ khơng đi q giới hạn quyền lợi hoặc lạm dụng quyền lợi của họ để áp đặt lên người khác. Có sự hiểu biết từ mọi người dân trong cộng đồng thì việc tăng cường trao quyền cho phụ nữ mới có thể thực hiện nhanh chóng và tồn diện được.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)