Bài học nâng cao vai trò tăng cƣờng trao quyền cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 72 - 73)

4. Các bài học và biện pháp nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam về mặt xã hộ

4.1. Bài học nâng cao vai trò tăng cƣờng trao quyền cho phụ nữ

Tại Việt Nam, sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới vẫn tồn tại và xảy ra tại khá nhiều hộ gia đình trên cả nước. Sự bất bình đẳng này khiến phụ nữ bị hạn chế rất nhiều trong quyền lợi của mình. Thơng thường, người phụ nữ ở Việt Nam không được quyết định những công việc quan trọng trong gia đình mà phải được sự chấp nhận của người đàn ông. Điều này khiến phụ nữ bị rơi vào tình trạng kìm kẹp và sống phụ thuộc hơn. Nhận thức được vấn đề này, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam đã khá chú trọng đến công tác tăng cường trao quyền cho phụ nữ.

Học tập kinh nghiệm từ các chương trình như SHGs, SWAWS, các tổ chức tài chính vi mơ ở Việt Nam cũng đang cố gắng thơng qua các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ và các chương trình kết hợp của mình nhằm trao quyền cho phụ nữ trong ý nghĩa đầy đủ nhất của từ và phấn đấu để thúc đẩy các cộng đồng bền vững.

Tiêu biểu cho các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ hiệu quả giúp tăng cường trao quyền cho phụ nữ là dự án “Khởi đầu mới” nằm trong khn khổ chương trình “nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe” do hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hợp tác với Uniliver Việt Nam. Dự án được thực hiện từ năm 2008 và sau 3 năm, dự án “Khởi đầu mới” tại Quảng Bình đã góp phần giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo nâng cao vị thế và quyền năng phụ nữ trong gia đình và xã hội. Bên cạnh các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ, chị em phụ nữ cịn được tham gia các lớp tập huấn chuyển gia kỹ thuật, tập huấn về lập kế hoách và sử dụng vốn vay, đặc biệt là các lớp tập huấn chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạnh phúc gia đình. Đã có 576 lượt truyền thơng giáo dục sức khỏe, vệ sinh mơi trường, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” trên hệ thống loa truyền thanh tại các thôn

nằm trong dự án. Với nội dung thiết thực, hình thức hoạt động phong phú, dự án đã đem lại cho phụ nữ nghèo, cận nghèo và bà con nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ, từ đó nâng cao vai trị và tăng cường trao quyền cho phụ nữ

(http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=241&NewsId=18066&lang=VN)

Để nâng cao vai trò tăng cường trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam, các tổ chức tài chính vi mơ đã đề ra nhiều chính sách và chương trình tun truyền giáo dục. Một trong số các chính sách đó là cho phép phụ nữ đứng tên trong các khoản tín dụng hoặc tiết kiệm vi mơ. Khi phụ nữ đứng tên là người vay hoặc người gửi tiết kiệm, họ sẽ có quyền quyết định lớn nhất đối với số tiền họ vay hoặc tiết kiệm được. Cơ chế này đảm bảo khoản tiền mà người phụ nữ vay hoặc tiết kiệm được không bị chiếm đoạt bởi người đàn ông hoặc ai khác trong gia đình về mặt pháp lý. Các cán bộ tín dụng của các tổ chức tài chính vi mơ thường xuyên thăm hỏi, thu thập thông tin về việc sử dụng nguồn vốn của phụ nữ để khi có dấu hiệu khơng tốt xuất hiện, họ có thể áp dụng những biện pháp kịp thời. Các tổ chức tài chính vi mơ cũng thường tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục nhận thức về quyền con người nhưng tại một số địa phương vùng sâu vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì cơng tác tun truyền chưa thiết thực, nắm bắt và đi sâu vào tập quán sống và nguyện vọng của đồng bào nơi đây. Khi nhận thức của những người dân tộc thiểu số sống tại vùng sâu vùng xa chưa cao, lại tồn tại những tập qn, phong tục cổ hủ thì việc giải thích về quyền con người khá khó khăn, nhất là khi các cán bộ tín dụng hầu như chỉ giải thích bằng lý thuyết, chưa gắn với thực tế đời sống người dân. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, các tổ chức tài chính vi mơ có thể gắn các bài giảng với các trị chơi dân giản hoặc đóng kịch, đố vui nhằm vừa tạo khơng khí sơi nổi cho buổi tuyên truyền, vừa dễ đi sâu vào nhận thức người dân.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)