Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 35 - 39)

1. Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mơ của một số nƣớc đang phát triển về mặt kinh tế

1.3. Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho phụ nữ nghèo

Người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro bất ngờ như thiên tai, tai nạn, xung đột, bị bỏ rơi… Do đó, họ rất cần có cơ chế phù hợp để phịng ngừa, kịp thời phản ứng trước các rủi ro. Tín dụng và tiết kiệm vi mô là một trong những công cụ, biện pháp giúp phụ nữ nghèo phòng ngừa rủi ro.

Một số tiền tích lũy hay một khoản tín dụng, dù chỉ là lượng tiền nhỏ cũng có thể giúp được phụ nữ vượt qua thời kỳ khó khăn sau khi rủi ro xảy ra. Ví dụ, vào mùa cấy, khi người nơng dân vừa gieo mạ xong thì đột ngột có cơn bão lớn xảy ra làm mạ gieo cấy bị hỏng hết. Trong hồn cảnh đó, nếu phụ nữ có một khoản tiền tiết kiệm hoặc được vay một khoản tín dụng nhỏ thì họ sẽ có khả năng mua thóc giống và gieo mạ lại để kịp thời gian cấy của vụ mùa.

Ngồi ra, tiết kiệm cịn là một “tấm đệm” cho những chi phí dự kiến hoặc bất ngờ trong gia đình như chi phí cho sinh đẻ, học hành, ốm đau bệnh tật hoặc sửa chữa nhà cửa hay bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi phụ nữ luôn phải chịu rủi ro là đối xử bất cơng từ người chồng hoặc gia đình người chồng thì tiết kiệm vi mơ là một cứu cánh đối với họ. Thông thường ở nông thôn, phụ nữ hầu như khơng được ghi tên mình trong quyền sở hữu tài sản như nhà cửa, đất đai…. Mặc dù thực tế là “của chồng công vợ” nhưng pháp luật sẽ rất khó hoặc khơng thể địi lại quyền lợi cho phụ nữ trong trường hợp họ bị đuổi đi, hoặc bị đối xử bất cơng đến mức buộc phải rời khỏi nhà. Khi đó, một khoản tiền tiết kiệm không chỉ giúp phụ nữ vượt qua được những ngày tháng khó khăn đấy về mặt vật chất mà cịn là liều thuốc để xoa dịu nỗi đau, cú sốc tình thần mà họ phải chịu đựng, giúp họ nhanh chóng lấy lại thăng bằng và vượt lên trong cuộc sống hơn.

Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều tổ chức tài chính vi mơ cung cấp dịch vụ tiết kiệm an toàn và hiệu quả dành cho phụ nữ nghèo như ngân hàng Rakyat ở Indonesia, M-Pesa ở Kenya, RoSCAs…. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mơ đã giúp phụ nữ phòng ngừa rủi ro như thế nào và kinh nghiệm nâng cao vai trò ngăn ngừa, hạn chế rủi ro của một số nước đang phát triển ra sao.

Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI)

BRI là một trong năm ngân hàng nhà nước lớn nhất ở Indonesia có trách nhiệm chính trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng nông thôn và đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp nông thôn.Trong tháng 4 năm 1986, BRI giới thiệu một sản phẩm tiết kiệm thiết kế đặc biệt cho người nghèo: SIMPEDES (tiết kiệm nông

thôn). Đây là một bước đi quyết định hướng tới sự phát triển của hệ thống ngân hàng nơng thơn tồn diện và đầy đủ hơn (Don Johnston & Jonathan Morduch, 2007). Sau khi nghiên cứu một cách cẩn thận các tài khoản tiết kiệm khơng chính thức, ngân hàng Rakyat đã phát triển tài khoản sổ tiết kiệm với tỷ lệ lãi suất dương nhất định, khơng có số dư tối thiểu và có thể rút tiền ngay lập tức (Robinshon,1994). Chi phí giao dịch thấp bởi các chi nhánh ngân hàng nhỏ có thể đặt ở các thơn, xã. Trong dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng Rakyat, các khoản tiết kiệm được mặc nhiên bảo hiểm bởi chính phủ và tài khoản có thể được giữ bí mật (Don Johnston & Jonathan Morduch, 2007). Đối với phụ nữ, điều này khá quan trọng bởi sự an toàn và bí mật sẽ giúp khoản tiền tiết kiệm của phụ nữ tránh được sự tham lam hay địi hỏi từ gia đình hoặc từ người chồng.

Đến cuối năm 2005, BRI đã phục vụ 3,3 triệu khách hàng có thu nhập thấp vay vốn và hơn 32,3 triệu người có thu nhập thấp gửi tiền tiết kiệm(Don Johnston &

Jonathan Morduch, 2007). Ngược lại với hầu hết các tổ chức tài chính vi mơ khác, tỷ lệ khách hàng tham gia tiết kiệm vi mô của BRI cao hơn rất nhiểu so với tỷ lệ khách hàng tham gia tín dụng vi mơ của. Tại sao số lượng khách hàng gửi tiết kiệm tại BRI lại gấp 10 lần so với số lượng khách hàng vay vốn như vậy? Ngun nhân khơng phải vì tiết kiệm là dịch vụ cốt lõi duy nhất của BRI hay BRI chỉ tập trung phát triển dịch vụ tiết kiệm vi mơ. Ngun nhân chính trong trường hợp này là do tâm lý lo ngại nợ của người dân.

Bảng 4: Hành vi tiết kiệm trong các nhóm thu nhập (%) Dƣới mức nghèo Thu nhập bình quân gấp 1-3 lần so với chuẩn nghèo Thu nhập bình quân gấp hơn 3 lần chuẩn nghèo

số người tiết kiệm:

Tiết kiệm nhƣng không vay vốn

Đủ tiêu chuẩn vay nợ 46 66 86

Đủ tiêu chuẩn vay nợ nhƣng lo ngại nợ

24 26 55

Quan sát 330 617 485

(nguồn: microcredit vs. microsaving: edivence from Indonesia, 2007) Bảng 4 cho thấy rằng 38,7% số người dưới mức nghèo, 39,4% người có thu nhập gấp 1-3 lần so với chuẩn nghèo, 64% người có thu nhập bình qn gấp hơn 3 lần chuẩn nghèo đủ tiêu chuẩn vay nợ nhưng không muốn vay nợ. Các nghiên cứu từ BRI đã cho thấy rằng khoản tín dụng vi mơ là một trong những cơng cụ cần thiết giúp người dân thoát nghèo, nhưng xét ở phương diện khác, tín dụng vi mơ cũng gây ra những rủi ro cho người đi vay khi họ bị biến thành con nợ và luôn luôn tồn tại những nguy cơ, rủi ro khiến họ không thể trả được nợ. Trong khi đó, tiết kiệm tại các tổ chức tài chính vi mơ có uy tín, người dân khơng hoặc chịu rất ít rủi ro, áp lực từ nguy cơ mất số tiền tiết kiệm. Như thế có nghĩa là tiết kiệm thường an tồn hơn so với vay vốn tín dụng. Nhiều hộ gia đình, người dân nghèo đã tiếp cận với dịch vụ tiết kiệm vi mô trước khi tiếp cận dịch vụ tín dụng. Với những quan điểm rất xác đáng, Marguerite Robinson (2001, trang 22) đã mơ tả q trình này như sau: đầu tiên các hộ gia đình cực kỳ nghèo đã

làm việc và có được một khoản tiền nho nhỏ, sau đó họ có thể mở một tài khoản tiết kiệm nhỏ; một số hộ gia đình sau khi mở tài khoản tiết kiệm và tiếp tục làm việc, sau đó mới bắt đầu thêm các khoản vay nhỏ; một số khách hàng có thể mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề hoặc sản phẩm nơng nghiệp hoặc thủ công, công nghiệp của họ và đủ điều kiện đối với các khoản vay lớn hơn.

Hiệp hội tín dụng (ROSCAs)

Một trong những mơ hình tiết kiệm vi mơ rất thành cơng là các hiệp hội tín dụng (ROSCAs). ROSCAs là nhóm nhỏ những người thay phiên nhau đóng góp một khoản tiền cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, 12 người có thể đáp ứng

hàng tháng để đóng góp 100 lempiras. (Rebecca M. Vonderlack and Mark Schreiner, 2001). ROSCAs rất phổ biến trong số các phụ nữ nghèo bởi ROSCAs cung cấp chi phí

giao dịch thấp và áp lực để tiết kiệm thường xuyên. Chi phí giao dịch thấp bởi hình thức ROSCAs hoạt động dựa trên những người biết và tin tưởng lẫn nhau và những người đã gặp gỡ nhau thường xuyên hoặc sống và làm việc gần nhau. ROSCAs đã đưa ra hai loại dịch vụ tiết kiệm. Loại hình dịch vụ thứ nhất là cho phép phụ nữ tích lũy tài sản một cách an tồn bên ngồi phạm vi hộ gia đình. Loại hình thứ hai là trợ cấp tiền tiết kiệm đối với một số yếu tố sinh sản của hộ gia đình mà phụ nữ thường phải gánh trách nhiệm chính (Rebecca M. Vonderlack and Mark Schreiner, 2001). Những người phụ nữ có gia đình thường sử dụng hình thức ROSCAs để bảo vệ tiết kiệm gia đình, chống lại những tuyên bố và sự ảnh hưởng từ người chồng (Anderson and Baland, 2002).

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và bài học dành cho việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)