- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp
8 Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá HS 2, 45 2,7 57 9Đổi mới thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra hoạt
động dạy học của các trường THCS 2,90 3 2,90 3 10 Ứng dụng tin học vào hoạt động dạy học và
quản lý CLDH có hiệu quả 2,47 10 2,43 10
Tổng chung 2,79 2,78
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của 10 biện pháp đề xuất được thể hiện qua biểu đồ 3.3:
Biểu đồ 3.3: Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý dạy học của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS huyện Mỹ
Hào
Qua biểu đồ chúng ta thấy độ chênh lệch kết quả khảo nghiệm của tính cần thiết và khả thi của mỗi biện pháp không nhiều. Mối tương quan giữa cần thiết và khả thi là chặt chẽ.
* Nhận xét, đánh giá
- Mỗi biện pháp quản lý đề xuất của đề tài tuy có phạm vi tác động riêng đối với các thành tố của quá trình dạy học, có ý nghĩa riêng đối với các chức năng quản lý song chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, làm tiền đề thực hiện cho nhau, thực hiện tốt biện pháp này sẽ nâng cao chất lượng thực hiện cho biện pháp khác.
- Bác Hồ nói " Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" cho nên trong 10 biện pháp, biện pháp 2 "Quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và bồi
dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các trường THCS" và biện pháp 4 "Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp dạy học theo xu hướng
nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh" là nền tảng, chi phối các biện
pháp khác. Các biện pháp quản lý dạy học được triển khai thực hiện và phát huy tác dụng ở trong các nhà trường. Chủ thể quản lý trong nhà trường là
Hiệu trưởng và giáo viên, họ vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể quản lý. Trong hoạt động dạy học giáo viên là người tổ chức, thiết kế công việc, điều khiển hoạt động tích cực của học sinh. Hoạt động dạy học có hiệu quả, có thành công hay không, trước hết là ở trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên. Do vậy để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý dạy học ở các trường THCS thì trước hết phải thực hiện tốt 2 biện pháp này. Kế hoạch hoá là giai đoạn đầu tiên của mọi quá trình quản lý, do vậy biện pháp 1 có thể coi là tiền đề để thực hiện tốt công tác quản lý CLDH, tiền đề để thực hiện các biện pháp khác.
* Để thực hiện đồng bộ các biện pháp cần những yếu tố
- Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường phải thống nhất, quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện các biện pháp.
- Cán bộ quản lý nhà trường cần được bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản về khoa học quản lý, nhất là kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.
- Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường nắm chắc chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục.
- Các biện pháp đề xuất của đề tài cần được tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất với các biện pháp quản lý đang thực hiện.
- Nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác khuyến học, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, các kiến thức của khoa học quản lý giáo dục, và thực trạng quản lý CLDH ở các trường THCS trong huyện Mỹ Hào, chúng tôi đã đề xuất 10 biện pháp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm, xin ý kiến chuyên gia gồm các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS huyện Mỹ Hào, và là một giải pháp quan trọng để nâng cao CLDH của bậc THCS.