Nguyên tắc khả thi, hiệu quả

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường thcs của phòng giáo dục và đào tạo huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 74)

- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp

3.1.4.Nguyên tắc khả thi, hiệu quả

MỘT SỐ BIỆN PHÁP (GIẢI PHÁP) QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

3.1.4.Nguyên tắc khả thi, hiệu quả

Trên cơ sở đề ra hệ thống các giải pháp, trong số các giải pháp đó có thể đó là những giải pháp đã, đang, sẽ được thực hiện song phải là những giải pháp dễ vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của huyện Mỹ Hào, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý của phòng GD&ĐT huyện Mỹ Hào.

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Hào Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Hào

Biện pháp 1- Kế hoạch hoá công tác quản lý CLDH *Cơ sở và mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hoá trong quản lý CLDH là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, trình tự tiến hành các công việc của chủ thể quản lý trong một thời gian nhất định với sự phân công con người, vật lực hợp lý để công tác quản lý hoạt động dạy học được tiến hành chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Kế hoạch hoá trong quản lý CLDH là một trong bốn chức năng cơ bản của hoạt động quản lý, nó có vai trò rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện về mục tiêu, nội dung, và khuynh hướng vận động của việc quản lý CLDH. Kế hoạch hoá quản lý CLDH cho phép ta lựa chọn các biện pháp quản lý tối ưu, tiết kiệm nguồn lực và hiệu quả nâng cao CLDH. Kế hoạch hoá giúp cho chủ thể quản lý tiến hành công việc một cách khoa học, chủ động, tránh tình trạng lúng túng, bị động, quyết định tuỳ tiện khi giải quyết công việc. Kế hoạch hoá quản lý CLDH còn tạo điều kiện dễ dàng cho nhà quản lý kiểm tra cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy trong quản lý CLDH phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch quản lý.

Biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT, của nhà trường, của các tổ chuyên môn và giáo viên các trường THCS hiện nay, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý CLDH.

*Nội dung và cách thực hiện

1- Nâng cao chất lượng kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT. Kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS thuộc loại kế hoạch tác nghiệp, được xây dựng hàng năm. Phòng GD&ĐT có thể phân công lãnh đạo hoặc chuyên viên giúp trưởng phòng xây dựng kế hoạch, nhưng thường là chuyên viên phụ trách cấp học có trách nhiệm xây

dựng kế hoạch và thông qua lãnh đạo phòng phê duyệt và triển khai thực hiện. Để xây dựng được kế hoạch quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn, người phụ trách phải làm tốt các bước sau:

a- Đánh giá được thực trạng hoạt động dạy học của cấp học

- Xác định được vị trí xuất phát của cấp học trong hoạt động dạy học và quản lý dạy học là yêu cầu quan trọng để xây dựng kế hoạch, nó giúp nhà quản lý đưa ra những mục tiêu phù hợp, những bước đi thích hợp để đạt mục tiêu. Muốn vậy nhà quản lý cần thu thập những kết quả đạt được của năm học trước về các thành tố của quá trình dạy học. Việc nắm bắt thực trạng được tiến hành qua nhiều kênh thông tin như báo cáo tổng kết năm học trước, đánh giá của lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên các trường, qua lãnh đạo và nhân dân địa phương… Qua đó phân tích đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của cấp học trong hoạt động dạy học và quản lý CLDH, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan để khắc phục.

- Phân tích điều kiện kinh tế-xã hội của huyện, xác định những yêu cầu của cuộc sống đặt ra cho giáo dục, phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra cho hoạt động dạy học và quản lý CLDH. Cần phân tích các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục như tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập của nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ tăng trưởng dân số; nhu cầu về lao động; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội…

- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục, các văn bản pháp quy của nhà nước, chỉ thị hướng dẫn của ngành để định hướng cho hoạt động quản lý.

b- Xác định mục đích, mục tiêu cần đạt của cấp học trong hoạt động dạy học.

- Mục tiêu là hình ảnh của tổ chức trong tương lai nhưng không phải là một trạng thái lý tưởng hão huyền mà phải phù hợp với thực tế, một mục tiêu có thể đạt được với sự nỗ lực cố gắng của cả tổ chức. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở thực trạng đã được phân tích đánh giá ở trên và đảm bảo thực hiện được đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ năm học của ngành.

- Mục tiêu quản lý CLDH khác với mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học cấp THCS đã được quy định trong luật giáo dục, trong chiến lược phát triển, trong chương trình dạy học cấp THCS. Mục tiêu dạy học trong nhà trường THCS được cụ thể hoá bằng kết quả học lực, bằng tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 - phổ thổng trung học hàng năm.

Mục tiêu quản lý CLDH hướng vào sự thay đổi của hệ thống, thay đổi trong cách dạy, cách học, cách tổ chức và khai thác các nguồn lực con người và vật chất, thay đổi và phát triển các thành tố của quá trình dạy học.

- Mục tiêu quản lý dạy học có nhiều cấp độ, trong kế hoạch quản lý CLDH cần xác định rõ các mục tiêu quản lý của cả 6 thành tố cơ bản của quá trình dạy học. Chú ý đến các mục tiêu nhằm khắc những hạn chế trong thực trạng dạy học và quản lý CLDH.

- Thực tế việc xây dựng kế hoạch hiện nay của Phòng GD&ĐT và các trường, mục tiêu thường chung chung, không lượng hoá được, không chỉ rõ thời gian hoàn thành vì vậy rất khó kiểm tra đánh giá. Để khắc phục điều đó, khi xác định mục tiêu phải đạt được 5 yêu cầu: Mục tiêu phải đặc biệt; đo được; thành công; định hướng tới kết quả; giới hạn về thời gian.

c- Xây dựng kế hoạch hành động, biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu. - Để thực hiện được một mục tiêu đề ra cần phải có nhiều biện pháp tác động. Căn cứ vào thực trạng của cấp học người quản lý phải xác định đâu là khâu yếu nhất, đâu là nguyên nhân khiến hoạt động dạy học chưa được như

mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý tác động lên đối tượng quản lý.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Phòng GD&ĐT, chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý các trường, của giáo viên các trường THCS trong việc thực hiện biện pháp tác động đó như thế nào, xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận.

- Xác định thời gian hoàn thành, nguồn lực để thực hiện biện pháp đó. d - Xác định các chuẩn để đánh giá sự tiến bộ trong quản lý.

- Xác định các yêu cầu, chuẩn kiểm tra đánh giá, người thực hiện kiểm tra đánh giá từng nội dung quản lý.

- Quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo hàng tháng, báo cáo cuối kỳ, báo cáo tổng kết cuối năm của các bộ phận, các trường trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Rút kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết và tiếp tục triển khai. e- Tổ chức tham khảo ý kiến của các bộ phận có liên quan trong Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường THCS.

f- Bổ sung kế hoạch cho phù hợp sau khi lấy ý kiến rộng rãi của đồng nghiệp. Trình trưởng phòng phê duyệt và triển khai thực hiện.

2 - Chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch quản lý CLDH của

nhà trường, của tổ chuyên môn và kế hoạch dạy học của cá nhân giáo viên.

- Tập huấn cho hiệu trưởng về yêu cầu, cấu trúc và cách thực hiện xây dựng kế hoạch.

- Tổ chức cho CBQL các trường học tập Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT để triển khai thực hiện.

- Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm cụ thể hoá kế hoạch của Phòng GD&ĐT cho phù hợp với đặc điểm của mỗi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Duyệt kế hoạch quản lý CLDH của trường THCS.

Biện pháp 2- Quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các trường THCS

*Cơ sở và mục tiêu của biện pháp

- Thực hiện Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư khoá IX về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ chính trị và hướng dẫn số 47- HD/TCTW ngày 24-5-2005 của Ban tổ chức Trung ương về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phòng GD&ĐT cần làm tốt công tác tham mưu với Huyện uỷ làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng năng lực quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS.

*Nội dung và cách thực hiện

1- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. - Hàng năm Phòng GD&ĐT chủ động tiến hành rà soát cán bộ diện quy hoạch nguồn các chức vụ Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường, tham mưu với Ban tổ chức huyện uỷ bổ sung các đồng chí giáo viên giỏi, có năng lực lãnh đạo, năng lực tập hợp quy tụ quần chúng, có ý thức phấn đấu tốt vào diện quy hoạch, đưa ra khỏi diện quy hoạch những đồng chí không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học, tiến hành rà soát, phân loại cán bộ nguồn và cán bộ quản lý đương nhiệm. Phân loại xem đối tượng nào đảm đương tốt nhiệm vụ và có khả năng phát triển, đối tượng nào hạn chế và hạn chế về mặt nào cần phải đào tạo bồi dưỡng thêm. Đối tượng nào cần phải luân chuyển do hết 2 nhiệm kỳ ở một trường, đối tượng nào cần luân chuyển do không đáp ứng được yêu cầu công tác, đối

tượng nào cần miễn nhiệm.

- Trên cơ sở phân loại trên, thông báo cho cán bộ quản lý và đối tượng trong diện quy hoạch biết để phấn đấu. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho năm học tới.

- Tham mưu với Huyện uỷ bổ nhiệm cán bộ nguồn có năng lực nhất thay thế các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó nghỉ hưu hoặc bị miễn nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi bổ nhiệm mới cán bộ quản lý, cần xây dựng tiêu chí cụ thể, trên cơ sở cụ thể hoá các tiêu chuẩn quy định của Tỉnh uỷ và Ban tổ chức Trung ương. Theo chúng tôi, một số tiêu chuẩn quan trọng khi bổ nhiệm mới cán bộ quản lý giáo dục là:

Về năng lực công tác:

+ Năng lực giảng dạy: Có trình độ đào tạo đại học trở lên, có phương

pháp giảng dạy tích cực, đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên, có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện trở lên, thực hiện đầy đủ chính xác quy chế chuyên môn, cho điểm đánh giá xếp loại học sinh công bằng, chính xác.

+ Năng lực quản lý: Có năng lực tập hợp, quy tụ quần chúng, có năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên.

Về đạo đức, lối sống: Trung thực, giản dị, đoàn kết tốt với mọi người,

khiêm tốn học hỏi, không kiêu căng, tự mãn. Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nội quy, quy chế của ngành. Gương mẫu đi đầu trong công việc, được đồng nghiệp quý mến, học sinh kính trọng.

Về trình độ đào tạo: Có bằng Đại học về chuyên ngành đào tạo trở lên;

có bằng Trung cấp lý luận chính trị trở lên; có chứng chỉ học qua lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý trở lên.

- Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ để tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, phát huy trong môi trường mới, tránh nhàm chán trong công việc

và “sức ỳ” của nhà trường.

2- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức lý luận chính trị, kiến thức và kỹ

năng quản lý giáo dục cho CBQL.

- Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên, đảm bảo 100% diện cán bộ nguồn quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó các trường đều được kết nạp Đảng và bồi dưỡng lý luận trình độ sơ cấp.

- Kết hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp Trung cấp lý luận chính trị cho các đồng chí cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ dự nguồn. Những trường hợp bổ nhiệm mới từ 2011 trở đi phải có trình độ lý luận trung cấp lý luận chính trị trở lên.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục cho đối tượng quy hoạch. Khi bổ nhiệm mới đòi hỏi cán bộ phải qua lớp, bồi dưỡng về kiến thức quản lý.

- Cử CBQL đương nhiệm dự các lớp đào tạo về quản lý theo, khuyến khích CBQL theo học các lớp Đại học, Cao học quản lý giáo dục.

- Phân công nhiệm vụ cho các đối tượng quy hoạch để bồi dưỡng qua thực tế công tác.

- Khuyến khích cán bộ quản lý và cán bộ diện quy hoạch đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý .

- Chỉ đạo các trường cung ứng nhiều loại sách về nghiệp vụ quản lý cho giáo viên tự nghiên cứu nâng cao kiến thức về quản lý, tự rèn luyện các phấm chất cần thiết của nhà quản lý như khả năng định hướng phát triển cho tổ chức, khả năng giao tiếp, quy tụ quần chúng, nhạy cảm với cái mới…

- Tổ chức hội thi Cán bộ quản lý giỏi để động viên khích lệ phong trào rèn luyện của CBQL và kết quả hội thi cũng là một kênh thông tin để bổ nhiệm CBQL giữ chức vụ cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tìm ra những nhân tố mới để nhân rộng.

Biện pháp 3 - Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học

*Cơ sở và mục tiêu của biện pháp

Hình thức tổ chức dạy học là một trong các thành tố cơ bản của quá trình dạy học. Hình thức dạy học truyền thống là dạy học trên lớp, hạn chế của hình thức này là học sinh thiếu linh hoạt, hoạt động tập thể khó thực hiện, tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thực hành khó khăn và mất nhiều thời gian. Do vậy để nâng cao CLDH cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học. Hiện nay một số hình thức tổ chức dạy học đang được giáo viên áp dụng song hiệu quả chưa cao, cần phải tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn.

*Nội dung và cách thực hiện

1- Tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các bộ môn các hình thức tổ chức dạy học mới phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay như: Dạy học theo nhóm nhỏ, thảo luận tập thể, hình thức tự học, hình thức bồi dưỡng và phụ đạo, hình thức tham quan, dạy học trên phòng học bộ môn.

- Trước khi bước vào năm học, Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp bồi

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường thcs của phòng giáo dục và đào tạo huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 74)