Quản lý CLD Hở trường THCS của Phòng GD&ĐT

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường thcs của phòng giáo dục và đào tạo huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 27)

- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp

1.4.Quản lý CLD Hở trường THCS của Phòng GD&ĐT

1.4.1. Mục tiêu quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS của Phòng GD&ĐT

Mục tiêu quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS của Phòng GD&ĐT là nhằm làm cho chất lượng dạy học trong các nhà trường (thuộc phạm vi quản lý) được nâng lên, các hoạt động dạy học trong các trường THCS được thực hiện có kỷ cương, nền nếp, thực hiện đúng quan điểm giáo dục của Đảng, pháp luật và các văn bản pháp quy của nhà nước. Làm cho các thành tố

của quá trình dạy học ngày càng phát triển và thực hiện có chất lượng, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS của Phòng GD&ĐT GD&ĐT

Quản lý hoạt chât lượng dạy học ở các trường THCS của Phòng GD&ĐT là những tác động có hướng đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan, những tác động quản lý của Phòng GD&ĐT đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh các nhà trường nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy học trong các nhà trường có kỷ cương, nền nếp, vận hành theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu đề ra.

Quản lý chất lượng dạy học của Phòng GD&ĐT bao gồm các nội dung sau: - Quản lý mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học của từng cấp học, bậc học đã được quy định cụ thể trong Luật giáo dục; mục tiêu cụ thể của từng môn học cũng được quy định trong chương trình môn học; mục tiêu dạy học bao gồm mục tiêu về kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu về thái độ. Quản lý mục tiêu dạy học là làm cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững và xác định được đúng mục tiêu trong quá trình dạy học, biết lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu. Sau mỗi quá trình dạy học, học sinh phải đạt được mục tiêu đề ra.

- Quản lý nội dung, chương trình dạy học: Chương trình, nội dung dạy học là văn bản pháp quy của nhà nước xây dựng, là cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy học. Quản lý nội dung dạy học là làm cho giáo viên nắm chắc nội dung chương trình dạy học, nắm chắc nội dung sách giáo khoa; thực hiện đầy đủ nội dung chương trình, thực hiện đúng tiến độ theo quy định; chất lượng thực hiện chương trình ngày càng cao.

- Quản lý giáo viên là những tác động của Phòng GD&ĐT trong việc tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng, phát triển, sắp xếp đội ngũ giáo viên của các trường đảm bảo chuẩn về trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu, quản lý việc phân công giảng dạy đúng với chuyên môn đào tạo. Quản lý giáo viên còn là quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ lý luận chính trị, lương tâm nghề nghiệp; nâng cao trình độ đào tạo và chuyên môn tay nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên; Chỉ đạo các trường thực hiện có chất lượng chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ giáo dục quy định. Quản lý nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo quy mô cấp trường và cấp huyện. Quản lý giáo viên còn là xây dựng, ban hành và kiểm tra giám sát giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn như những quy định về chuẩn bị bài soạn, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh…

- Quản lý phương pháp dạy học: là những tác động của Phòng GD&ĐT làm cho giáo viên nắm chắc về các phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, nắm được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; làm cho các phương pháp dạy học tích cực và việc sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại được giáo viên sử dụng thường xuyên nhằm nâng cao CLDH.

- Quản lý phương tiện dạy học là những tác động của Phòng GD&ĐT đến các nhà trường nhằm khai thác đầu tư, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học, xây dựng các phòng học bộ môn hiện đại đạt chuẩn quốc gia, xây dựng và quản lý nền nếp sử dụng trang thiết bị của giáo viên trong giảng dạy, xây dựng phong trào sử dụng và làm đồ dùng dạy học trong giáo viên.

- Quản lý hình thức tổ chức dạy học là quản lý, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn hình thức dạy học trên lớp, tăng cường các hình thức học tập theo nhóm nhỏ, thực hành trên phòng thí nghiệm, thực hành ngoài trời, tham quan dã ngoại…

- Quản lý học sinh là những biện pháp tác động nhằm khơi dậy động cơ, ý thức học tập đúng đắn cho học sinh, làm cho học sinh tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập, học đi đôi với hành tích cực áp dụng những

kiến thức đã học được vào cuộc sống, bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Chống các biểu hiện lệch lạc trong học tập như học tủ, học lệch, gian lận trong trong kiểm tra thi cử.

- Quản lý kết quả dạy học là quản lý chỉ đạo đổi mới việc việc ra đề, tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh đảm bảo đúng trình độ thực tế của học sinh, qua kết quả đó, giáo viên và học sinh biết điều chỉnh hoạt động hoạt động dạy học của mình để đạt được kết quả cao hơn.

- Quản lý môi trưòng giáo dục là những tác động của Phòng GD&ĐT nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục nhằm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao CLDH nói riêng và giáo dục học sinh nói chung.

1.4.3. Phương pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS của Phòng GD&ĐT GD&ĐT

Phương pháp quản lý CLDH, Phòng GD&ĐT thường dùng các phương pháp sau:

- Phương pháp hành chính - tổ chức: là phương pháp dùng quyền lực quản lý nhà nước để đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện yêu cầu các trường thực hiện. Phương pháp hành chính- tổ chức được sử dụng nhiều nhất trong công tác quản lý của Phòng Giáo dục.

- Phương pháp tâm lý - giáo dục: là phương pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức, hành vi của giáo viên, học sinh để tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động dạy học. Các nội dung giáo dục được thực hiện thông qua các biện pháp bồi dưỡng giáo viên về tư tưởng, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; các phong trào thi đua dạy tốt học tốt; nêu gương người tốt việc tốt…

Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động vào lợi ích kinh tế tác động vào đối tượng nhằm khích lệ phong trào, nâng cao CLDH. Các biện pháp cụ thể áp dụng phương pháp kinh tế mà Phòng Giáo dục hay dùng là

thực hiện chế độ nâng lương sớm cho giáo viên dạy giỏi, thưởng cho giáo viên dạy giỏi, tặng học bổng cho học sinh nghèo có thành tích cao trong học tập, hỗ trợ kinh phí cho các trường đầu tư trang thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu lịch sử quản lý dạy học, nghiên cứu những khái niệm công cụ phục vụ đề tài, những lý luận cơ bản về dạy học, quản lý dạy học, nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT đồng thời nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục, chúng tôi nhận thấy:

Quản lý là hoạt động tất yếu của mọi hoạt động xã hội, những hoạt động có sự tham gia của nhiều người nhằm phối hợp, điều khiển sự nỗ lực cố gắng của các cá nhân trong tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung. Trình độ hoạt động xã hội ngày càng cao đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý phải ngày càng tinh xảo, hiện đại đáp ứng được sự phát triển của tổ chức.

Để phát triển giáo dục cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là thực hiện những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật phát triển đến các thành tố của hệ thống giáo dục làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục có 2 cấp độ là quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, bản chất của quản lý giáo dục cấp vi mô là quản lý nhà trường. Trong nhà trường hoạt động cơ bản nhất là hoạt động dạy học, vì vậy quản lý chất lượng dạy học là nội dung quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong nội dung quản lý nhà trường.

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở quận, huyện. Quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Phòng GD&ĐT tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong các nhà

trường để phát triển và nâng cao chất lượng thực hiện các thành tố của quá trình dạy học, đưa hoạt động dạy học vận hành theo quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu đề ra.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT là con đường, là cách thức, cách làm cụ thể mà Phòng GD&ĐT thực hiện để quản lý CLDH trong phạm vi trách nhiệm của mình. Đó chính là những cách làm, cách thực hiện, những nội dung cụ thể mà Phòng GD&ĐT thực hiện để tác động đến cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và học sinh các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình dạy học, nhằm nâng cao CLGD toàn diện thế hệ trẻ.

Những tri thức lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là nền tảng để tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS huyện Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường thcs của phòng giáo dục và đào tạo huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 27)