Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 94)

TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.6 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH bắt buộc

Theo số liệu thống kêcủa ngành Lao động -Thương binh và Xã hội thì nước ta hiện nay có khoảng trên 85% người lao động đang làm việc chưa được "làm quen" với chính sách BHXH bắt buộc. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến để người lao động tham gia BHXH là hết sức cần thiết. Tuyên truyền cho mỗi người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế nhận thức được đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách BHXH đối với đời sống của người lao động và yêu cầu an sinh xã hội. Tuyên truyền, vận động đến từng người lao động, chủ sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ, viên chức trong hệ thống BHXH nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.

Để đạt được mục đích trên, trong thời gian qua việc tuyên truyền chủ yếu được thông qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh ở trung

ương và địa phương (tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chuyên trang, chuyên đề). Các báo, tạp chí BHXH (tăng số trang, số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, hàng kỳ) nhằm tạo thời gian cho người nghe, nhìn, đọc cứ đến ngày, giờ đó là quan tâm theo dõi. Mặt khác phản ánh và phê bình tình trạng một số chủ doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong chính sách, trong cơ chế quản lý BHXH để trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, thiếu trách nhiệm chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp, cho sự giầu có của chính doanh nghiệp. Bên cạnh việc biểu dương những nhân tố và điển hình mới trong việc tham gia BHXH bắt buộc và thực hiện tốt các quy định của pháp luật thì thời gian tới cơ quan BHXH, các nhà báo, các cơ quan thông tin, báo chí cần tăng cường hơn nữa việc phê bình, nhắc nhở các doanh nghiệp khắc phục tình trạng chây ỳ, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, hoặc dùng tiền đóng BHXH chuyển sang làm việc khác vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về BHXH bằng nhiều hình thức khác nhau, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định. Ví dụ, như:

+ BHXH tỉnh Nam Định phối hợp với đài truyền hình của tỉnh đưa các chương trình về BHXH để BHXH thực sự có ý nghĩa sát thực với dân hơn. Đăng ký với Đài truyền hình tỉnh mở riêng trong tháng một chuyên mục về BHXH, hàng tuần cũng có chuyên mục về BHXH tổng hợp những tin như: Giải quyết chế độ chính sách, tình hình nợ đọng... Xây dựng và giới thiệu website của BHXH tỉnh Nam Định: bhxhnamdinh.com.vn tới nhân dân.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Nam Định, Liên đoàn lao động tỉnh Nam Định, Ban Quản lý các KCN, UBND tỉnh Nam Định... tổ chức thi đua, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi trong ngành, thi tìm hiểu BHXH; hoặc tổ chức các đợt thi viết bài, thi viết thơ ca về BHXH...

+ Cán bộ chuyên quản tại văn phòng BHXH tỉnh Nam Định cũng như tại BHXH các huyện không chỉ tích cực đôn đốc thu nộp mà còn là người tuyên truyền các chế độ chính sách về BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động và người lao

động; Bám sát đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu - nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn đọng.

+ In ấn tờ rơi, sách, báo chí...và BHXH tỉnh Nam Định phải có tủ sách, có phòng lưu tư liệu, sách, báo chí liên quan đến nghiệp vụ, khuyến khích tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tủ sách hoặc phòng đọc giúp người lao động hiểu biết về chính sách BHXH bắt buộc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật BHXH dưới mọi hình thức: trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc trên panô, áp phích cổ động, để mọi người dân nắm vững được các văn bản pháp luật BHXH hiện hành, nhằm từng bước hình thành ý thức pháp luật để sống theo pháp luật.

- Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và giám sát kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo nguyên tắc: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, của xã hội.

- Tăng cường đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 94)