Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

Ngày 01/01/2007 Luật BHXH chính thức có hiệu lực. Ngày 27/7/2007 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quyết định số 902/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh Gia Lai đã chủ động phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH theo quy định của luật. Ký kết quy chế phối hợp trong việc thực hiện chính sách BHXH với Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nội dung mới của luật, đưa trang thông tin điện tử BHXH Gia Lai đi vào hoạt động, nhằm tuyên truyền kịp thời và giải thích những thắc mắc của người lao động, chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chỉ đạo BHXH các huyện, thị, thành phố chủ động, tích cực phối hợp với các ngành có liên quan như phịng Lao động – Thương binh và xã hội, Chi cục thuế tổ chức điều tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, các cơ sở bán công, dân lập đang hoạt động, nhằm nắm chắc số lượng lao động đang làm việc thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc để có kế hoạch khai thác và mở rộng đối tượng, giao chỉ tiêu kế hoạch thu cho các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời tiến hành phân cấp các đơn vị sử dụng lao động có số lượng lao động nhỏ cho BHXH huyện, thị xã, thành phố quản lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.412 đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, với 610.645 người, so với cuối năm 2006 trước khi Luật BHXH có hiệu lực, đã tăng thêm 144 đơn vị, 10.084 người, đặc biệt số lao động ngoài quốc doanh tăng 41 đơn vị, với số lao động tăng 1.314 người.

Theo quy định của Luật BHXH, tỷ lệ thu BHXH bắt buộc là 18% mức tiền lương, tiền công của người lao động, 2% số phải nộp đơn vị được giữ lại để chi trả kịp thời 2 chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động. Thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện tại Gia Lai hầu hết các đơn vị đều có cơng văn gửi cơ quan BHXH không giữ lại 2%, mà thực hiện đầy đủ 20%, chỉ duy nhất có một đơn vị thực hiện giữ lại. Nguyên nhân của việc không giữ lại 2%, mà thực hiện đầy đủ 20% đó là: Do đơn vị có số lao động nhỏ, ốm đau, thai sản ít xảy ra đối với đơn vị, kế toán phụ trách kiêm nhiệm, nên khơng theo dõi kịp thời việc quyết tốn và chuyển trả lại số tiền 2% được giữ lại. Xuất phát từ thực tiễn trên, BHXH Gia Lai đã thực hiện việc thu BHXH bắt buộc của người lao động theo mức tỷ lệ bằng 20% tiền lương, tiền công của người lao động. Nếu đơn vị có phát sinh ốm đau, thai sản thì lập thủ tục chuyển đến cơ quan BHXH thanh tốn, thời gian giải quyết chế độ trợ cấp khơng quá 15 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận hồ sơ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 41 - 42)