Hệ thống thể chế, chính sách về thu BHXH bắt buộc qua từng thời kỳ

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 35 - 36)

Ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của nền kinh tế, với thể chế kinh tế khác nhau, thì cơ chế thu BHXH bắt buộc cũng khác nhau. Cụ thể như, từ năm 1980 - 1990 việc thu BHXH bắt buộc do Bộ Tài chính thực hiện và được tính vào khoản thu ngân sách Nhà nước mà khơng có quỹ BHXH độc lập. Thời kỳ này, việc chi chế độ hưu trí, mất sức lao động và tử tuất do Ngân sách nhà nước đảm nhiệm, được tinh trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm. Từ sau 1995, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế thu BHXH bắt buộc được cải cách cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Vì thế, các văn bản pháp lý về cơ chế thu BHXH bắt buộc ở từng thời kỳ phải phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, mà chủ yếu là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Thể chế về cơ chế thu BHXH bắt buộc, bao gồm các văn bản pháp luật quy định về: Tổ chức bộ máy quản lý công tác thu; các quy định về thu BHXH; trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong chu trình thu BHXH; mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thu BHXH...

Nếu Nhà nước và ngành BHXH xây dựng được các quy tắc, quy định, các văn bản pháp quy hướng dẫn thu BHXH bắt buộc càng chặt ché, càng đầy đủ, đồng bộ, toàn diện càng phù hợp với điều kiện thực tế, điều kiện kinh tế của người lao động thì thu BHXH bắt buộc càng có hiệu quả và do đó càng góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định và không ngừng nâng cao. Ngược lại nếu Nhà nước và ngành BHXH không xây dựng, ban hành được các quy định, quy tắc, văn bản pháp quy về BHXH bắt buộc chặt chẽ, đồng bộ thì thu BHXH bắt buộc sẽ càng kém hiệu quả và khơng đạt được u cầu, mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 35 - 36)