THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 46)

BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NAM ĐỊNH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI NAM ĐỊNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI NAM ĐỊNH

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nam Định có ảnh hưởng tới cơ chế thu BHXH bắt buộc thu BHXH bắt buộc

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nam Định thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp các tỉnh Thái Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình, vịnh Bắc Bộ. Là địa phương có khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 24 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600mm-1.800mm, độ ẩm khoảng 82-85%.

Theo niên giám thống kê của Nam Định năm 2009, thì: Tổng diện tích của tỉnh là 165.230 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 114.799 ha, chiếm 69,5%, đất phi nông nghiệp là 46.908 ha, chiếm 28,4%, đất chưa sử dụng là 3.583 ha chiếm 2,1%. Trong diện tích đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất sản xuất với diện tích 96.202 ha chiếm 83,8%, đất nuôi trồng thủy sản là 12.958ha, chiếm 11,3%, còn lại là đất lâm nghiệp với 4.356 ha chiếm 3,79%.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nam §Þnh gồm có 1 Thành phố và 09 huyện, với 230 đơn vị hành chính cấp xã gồm 195 xã, 20 phường và 15 thị trấn. Theo điều tra dân số 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km², trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 82,3%.

Về kinh tế, 5 năm trở lại đây Nam Định có bước phát triển khá cao, tốc độ bình quân ở mức 10,2%/năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001-2005 (7,3%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 29,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ chiếm 34% GDP. So với thời kỳ 2001-2005, tổng GDP tăng 1,6 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh, hiện tỉnh có 3.300 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh (năm 2005 có 1.117 doanh nghiệp). Thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng khá, năm 2010 ước đạt 1.250 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,1%/năm.

Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng khá, bình quân 20,5%/năm. Các cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư, có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh hiện có 94 làng nghề, thu hút 143 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, trên 8.100 hộ cá thể.

Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, bình quân tăng 3,8%/năm, sản lượng lương thực đạt 950.000 tấn/năm; giá trị thu được trên 1ha canh tác năm 2010 đạt 70 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng, tỷ trọng của trồng trọt giảm. Lao động nông nghiệp giảm từ 73,8% xuống còn 66,1%.

Giai đoạn 2005-2010 tổng vốn đầu tư toàn tỉnh đạt 37.400 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

Các lĩnh vực văn hóa giáo dục đạt được nhiều thành tích: Nam Định có trường Đại Học Điều Dưỡng, Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và một số trường cao đẳng khác... TrườngTHPT chuyên Lê Hồng Phong là một trường được xếp vào hàng đầu của cả nước. Trong Top 100 trường THPT tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường.

Vấn đề giải quyết việc làm và an sinh xã hội, có tới 166,8 nghìn lượt lao động được giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm tạo được 33 nghìn việc làm mới, công tác đào tạo nghề ngày càng được quan tâm.

Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên nước, khoáng sản…Tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình xử lý chất thải, rác thải; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ở nông thôn đạt 83%, tỷ lệ dân đô thị được sử dụng nước sạch là 100%.

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của BHXH Nam Định

2.1.2.1 Lịch sử ra đời và phỏt triển

Tháng 11 năm 1996 Nam Định được tái lập sau khi tách ra từ tỉnh Nam Hà. Từ ngày 01/4/1998 Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số 1605/BHXH ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH tỉnh Nam Định có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có trụ sở tại Thành phố nam Định, tỉnh Nam Định.

Ngay sau khi thành lập, BHXH Nam Định đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể như: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động Tỉnh, HĐND, UBND… Chỉ sau một thời gian ngắn BHXH tỉnh Nam Định đã nhanh chóng hình thành và ổn định tổ chức, sửa sang trụ sở làm việc, trang thiết bị phương tiện máy móc làm việc ... Do mới thành lập nhưng với khối lượng công việc lớn, nhân lực mỏng, mặt khác số lượng lao động thuộc diện BHXH bắt buộc nhiều, do đó công việc gặp không ít khó khăn.

Song bằng sự quyết tâm, không ngại khó khăn từng bước đi lên tự hoàn thiện mình, thời gian qua BHXH tỉnh Nam Định đã không ngừng phấn đấu đi lên. Với những nỗ lực cố gắng và những thành tích đạt được, BHXH tỉnh Nam Định đã được UBND, HĐND Tỉnh, BHXH Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao thông qua những phần thưởng, bằng khen, giấy khen đã đạt được trong những năm qua, đó là những minh chứng cho sự trưởng thành, lớn mạnh và là tiền đề, nền móng cho sự phát triển đi lên của BHXH tỉnh Nam Định.

Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều tiến bộ cả về phạm vi bảo hiểm và chất lượng bảo hiểm. Năm 1995 BHXH tỉnh Nam Định quản lý 293 đầu mối, với 55.000 lao động,

tổng thu BHXH đạt gần 16,5 tỷ đồng. Đến năm 2009, tổng số đầu mối thu BHXH đã lên tới 2.710 đơn vị với 96.950 lao động. Trong năm 2009 BHXH Nam Định được BHXH Việt Nam giao kế hoạch thu 482.060.000.000 đồng, số thu được của BHXH Nam Định là 501.611.418.965 đồng, đạt 104,06% kế hoạch.

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy

Hiện nay BHXH tỉnh Nam Định có 9 phòng nghiệp vụ và 10 cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện với 212 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: 60% cán bộ là đảng viên; 51% cán bộ nữ; 70% có trình độ đại học 30% có trình độ cao đẳng, trung cấp và tương đương; 5% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 9% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 80% có trình độ ngoại ngữ và 90% có trình độ tin học cơ bản. Tổ chức đảng, đoàn thanh niên cơ quan văn phòng bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Khối cơ quan Dân Chính Đảng; tổ chức đảng, chi đoàn thanh niên của Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn địa phương nơi đặt trụ sở. Tổ chức Công đoàn hoạt động theo mô hình công đoàn cơ sở, hiện nay cơ quan văn phòng BHXH tỉnh có các tổ công đoàn, các huyện, thành phố có công đoàn bộ phận trực thuộc công đoàn BHXH tỉnh.

Sơ đồ 2.1

Vị trí BHXH Nam Định trong hệ thống tổ chức quản lý BHXH

Ghi chú: CHÍNH PHỦ Hội đồng quản lý BHXH BHXHVN Bộ LĐTB và XH BHXH tỉnh Nam Định Sỏ LĐTBXH tỉnh Nam Định BHXH huyện, thành thị Phòng LĐTBXH huyện, thành thị

: Quan hệ trực tiếp ngành dọc

: Quan hệ ngành ngang

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Nam Định

PH Ó Ó GIÁ M ĐỐ C BHXH TP Nam Định BHXH h. Nam Trực BHXH h. Trực Ninh BHXH h. Vụ Bản BHXH h. Nghĩa Hưng BHXH h. Ý Yên BHXH h. Hải Hậu BHXH h.Xuân Trường BHXH h. Giao Thủy GI Á M Đ Ố C PH Ó GI ÁM ĐỐ C Phòng Thu Phòng Kiểm tra P. Tiếp nhận và QLHS P. Kế hoạch tài chính P. Giám định BHYT Phòng Sổ thẻ P. Tổ chức hành chính P. Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 46)