Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 77 - 80)

Phòng chế độ BHXH BHXH h Mỹ Lộc

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, chế tài về thu BHXH ban hành chưa được đồng

bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai, nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý, người sử dụng lao động cũng như người lao động hiểu và nắm vững chế độ, cập nhật thông tin để thực hiện đúng quy định.

Thứ hai, nhận thức về BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là khu vực

ngồi Nhà nước cịn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về BHXH; Có nhiều người sử dụng lao động tuy hiểu biết pháp luật, có khả năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật và tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH. Nắm được tâm lý của người lao động là rất muốn có việc làm, nhiều doanh nghiệp lờ đi việc ký hợp đồng lao động hoặc kéo dài thời gian thử việc. Trong trường hợp bắt buộc phải ký hợp đồng lao động, họ tìm cách ghi trong văn bản mức lương tối thiểu.

Thứ ba, sự phối kết hợp hoạt động của cơ quan BHXH với một số cơ quan quản

lý nhà nước về công tác chỉ đạo thu BHXH còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại. Cụ thể là trong việc đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với đăng ký quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan quản lý lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý. Cá biệt ở một số địa phương,

chính quyền cho rằng BHXH là cơ quan thuộc trung ương nên không thường xuyên quan tâm chỉ đạo.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân các đoàn thể như cơng đồn, thanh niên, phụ nữ chưa có hoặc hoạt động không hiệu quả. Cơng đồn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong đó có quyền lợi về BHXH của người lao động, nhưng đến nay mới có số lượng rất ít doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có cơng đồn cơ sở. Hơn nữa, cán bộ cơng đồn ở những đơn vị này không phải là chuyên trách, mà chỉ là người làm cơng cho chủ doanh nghiệp. Vì thế, họ khơng thể mạnh dạn lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Thứ tư, chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm

chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách tránh né, khơng thực hiện BHXH cho người lao động dây dưa chậm nộp, nợ đọng với thời gian dài nhưng không bị xử lý.

Thứ năm, phương án sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhất là khu

vực kinh tế tư nhân mang tính cạnh tranh khơng ổn định, làm cho người lao động dễ bị mất việc làm do nhiều nguyên nhân: do lao động thời vụ, ngắn hạn, do chuyển đổi loại hình kinh doanh... làm cho người lao động có cảm giác bất an, khơng định hướng được việc làm trong tương lai. Khu vực này thu hút nhiều lao động phổ thơng, chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định, thay đổi thường xuyên nơi làm việc. Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân mới thành lập, chưa thích nghi với cơ chế thị trường, sức cạnh tranh từng mặt hàng, từng doanh nghiệp thấp, sản phẩm sản xuất ra giá thành cao, tiêu thụ chậm, làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp cũng là nguyên nhân làm cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động không mặn mà với việc tham gia BHXH.

Thứ sáu, BHXH tỉnh Nam Định mới chỉ tập trung vào các nguồn lao động tham

gia BHXH khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn; chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh, ngồi cơng lập. Chưa

đánh giá, phân tích hết những ngun nhân tồn tại để tìm biện pháp tháo gỡ, còn đổ lỗi tại khách quan. Một số địa phương chưa tập trung điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình và những thơng tin cần thiết phục vụ cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Thứ bảy, cán bộ làm cơng tác thu BHXH cịn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm

quản lý, tác phong làm việc còn mang dư âm hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, bám sát người lao động, việc giải thích, tun truyền vận động cịn chung chung, hiệu quả thấp. Tác phong làm việc cịn nặng thói quen hành chính bao cấp, thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện, nhiều khi chỉ thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chưa quen với tác phong phục vụ, chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Việc thỉnh thị ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền và hỗ trợ của các ngành các cấp ở một số địa phương chưa được thường xuyên.

Chương 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 77 - 80)