Nội dung nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý Thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 41)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN

1.2.2.Nội dung nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý Thuế đối với doanh nghiệp

với doanh nghiệp

1.2.1.1. Nâng cao vai trò Nhà nước trong xác định mục tiêu và phạm vi quản lý về thuế

Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.

Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước (người nộp thuế).

Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế.

Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.

Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luật khách quan.

1.2.1.2. Nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành hệ thống Luật pháp và Chính sách quản lý về thuế

Chính sách thuế là tổng hoà phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực thuế và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định. Chính sách thuế thể hiện đường lối và phương hướng động viên thu nhập dưới hình thức thuế trong nền kinh tế quốc dân. Chính sách thuế được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thuế, xác định mức thuế và ưu đãi về thuế trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Điều đó có nghĩa là chính sách thuế được thực hiện bằng cách thiết lập hệ thống thuế, cải cách thuế và củng cố hệ thống.

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hệ thống thuế gồm nhiều hình thức thuế khác nhau nhưng sự hình thành từng hình thức thuế do cơ sở thuế quyết định. Trong nền kinh tế thị trường, thuế suy cho cùng đều lấy từ thu nhập. Do yêu cầu của quá trình tái sản xuất mà thu nhập được vận động trong một chu kỳ khép kín và luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện của nó. Chính sự biến đổi đa dạng đó đã làm nảy sinh các cơ sở thuế khác nhau, tạo ra khả năng đánh thuế của Chính phủ trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín và hình thành các hình thức thuế khác nhau.

Với chức năng, vai trò của thuế, thì thuế không chỉ được sử dụng để tập trung nguồn lực cho NSNN mà còn là một trong những công cụ quan trọng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống chính sách thuế đối với các doanh nghiệp hiệu quả nhằm giải quyết thoả đáng cả hai yêu cầu trên luôn là tiêu chí của mỗi quốc gia. Những tiêu chí cơ bản để xây dựng hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp có hiệu quả và thoả mãn hai yêu cầu trên là: Tính công bằng; Tính hiệu quả; Tính rõ ràng minh bạch; Tính linh

hoạt. Các tiêu chí này phải kết hợp với nhau một cách tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống một cách tốt nhất trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội cụ thể của quốc gia và theo từng giai đoạn phát triển kinh tế. Từ yêu cầu đó hệ thống chính sách thuế đối với các doanh nghiệp được thiết lập và không ngừng cải cách và củng cố.

Hệ thống chính sách thuế hiện nay gồm: 9 sắc thuế cơ bản (thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất). Ngoài ra, còn một số loại thu dưới hình thức phí và lệ phí. Hệ thống chính sách thuế này cơ bản đã bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời hệ thống chính sách thuế đối với các doanh nghiệp trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.

1.2.1.3. Nâng cao vai trò Nhà nước trong xây dựng bộ máy quản lý thu thuế

Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành các thủ tục hành chính thuế tương ứng với một cơ chế quản lý thuế nhất định. Mỗi cơ chế quản lý thuế lại đòi hỏi áp dụng một quy trình quản lý nhất định, phù hợp với tư duy quản lý thuế, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, trình độ trang thiết bị của cơ quan thuế và trình độ nhận thức của đối tượng nộp thuế nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. Theo qui định hiện nay cơ quan thuế đóng vai trò hướng dẫn, giám sát Đối tượng nộp thuế tự giác và chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo các quy định có

liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai, nộp thuế của mình. Bởi vậy, quy trình quản lý thu thuế bảo đảm sự chặt chẽ rõ ràng minh bạch giữa các bộ phận trong bộ máy của cơ quan thuế đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

Quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nói riêng ở nước nào cũng gặp khó khăn bởi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp. Các đối tượng này không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ NSNN thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, lập hố sơ khống để hoàn thuế GTGT…. Tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các lĩnh vực, vùng, miền khác nhau, vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội và đưa quản lý thu thuế vào nề nếp. Do đó, tùy theo từng nước và từng thời gian nhất định, việc áp dụng cơ chế thuế hợp lý với những tiêu chuẩn được ưu tiên để đạt được mục tiêu đề ra trong việc hoạch định chiến lược, chương trình là cần thiết. Tuy nhiên cơ chế quản lý thuế với những tiêu chuẩn khi ban hành sẽ được sử dụng trong một thời gian nhất định và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết.

Đối với Việt Nam, cho đến nay ngành thuế đã xây dựng được một số tiêu chuẩn nhất định (như các tiêu chuẩn về chỉ tiêu số thu, thời gian đăng ký mã số thuế, thời gian xử lý tờ khai, phát hành thông báo thuế, thời gian hoàn thuế ...). Tuy nhiên, còn nhiều tiêu chuẩn khác chưa được xây dựng hoặc chưa được hoàn thiện (như các tiêu chuẩn về đối tượng ngừng kê khai, các tiêu chuẩn về dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế , lĩnh vực thanh tra, xử lý tờ khai thuế ...).

Trong quá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập quốc tế về thuế, quản lý thuế của Việt Nam đã chuyển đổi từ hệ thống tự tính - tự khai và nộp theo

thông báo sang hệ thống tự tính - tự khai - tự nộp thuế trên cơ sở tăng cường dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế và thanh tra thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế . Luật quản lý thuế ra đời là một bước cải cách lớn trong công tác quản lý thuế .

Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. cụ thể:

- Tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế :

Là bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế trong thẩm quyền.

Chủ trì phối hợp với các bộ phận chức năng tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho các doanh nghiệp.

Lưu trữ và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới, thực hiện việc đào tạo và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng cán bộ chuyên trách của đơn vị. Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho các doanh nghiệp đến các bộ phận chức năng nhằm thống nhất các biện pháp thi hành Pháp luật về Thuế trong toàn ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp có thẩm quyền, và cơ quan cấp trên theo quy định.

Thực hiện việc tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của các doanh nghiệp nộp thuế và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các bộ phận chức năng theo phân công, phân cấp, và hoặc theo qui định tại quy trình.

Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của các doanh nghiệp tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh của nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

Theo dõi, giám sát việc xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của các doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng doanh nghiệp nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của các bộ phận chức năng, cũng như các bộ phận có liên quan của ngành.

Quản trị, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế trong phạm vi phân cấp theo qua trình hoạt động của các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp theo quy định.

Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu theo qui định.

- Thu nợ và cưỡng chế thuế:

Nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế từ bộ phận XLDL-TH.

Phân tích dữ liệu – thông tin về tình trạng thuế trên hồ sơ thuế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với các doanh nghiệp không tuân thủ Pháp luật Thuế một cách có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế, cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với cơ quan cấp trên theo quy định.

1.2.1.4. Nâng cao vai trò Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra công tác thu nộp thuế

Xây dựng các định chế quy định quyền hạn và trách nhiệm của các doanh nghiệp, trong đó bổ sung một số quyền cho các doanh nghiệp như quyền được hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ về thuế, yêu cầu giải thích về cách tính thuế, ấn định thuế, bảo mật thống tin, uỷ quyền kê khai...Tuyên truyền sâu rộng về chính sách thuế, các quy định về quản lý thuế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp này tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các các doanh nghiệp trong phạm vi phân cấp, phân quyền quản lý trên cơ sở thông tin thuế đã được thu thập, và phân tích theo quy trình, và đồng thời dựa trên cơ sở nguồn lực của bộ phận trình có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời báo cáo Tổng cục Thuế.

Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, bộ phận thanh tra, kiểm tra (có thể) phối hợp với các phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Tiến hành thực hiện các bước chuẩn bị cho việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy trình, bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra; phương pháp tiến hành; tiến độ thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra.

kiểm tra đúng theo các qui định tại quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành.

Lập hồ sơ trình có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan chức năng khởi tố theo quy định của pháp luật đối với các các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Thuế.

Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế của các doanh nghiệp, dự thảo quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhập số thuế được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quyết định.

Thực hiện xác minh và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.

Báo cáo thực hiện kế hoạch và kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các cấp có thẩm quyền.

Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, bộ phận, giữa cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó tăng cường vai trò của cấp trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các địa phương. Tương ứng với việc cải cách về bộ máy tổ chức, cán bộ thuế được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý.

Cơ quan quản lý thuế phải nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện từng nội dung của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục công chức quản lý thuế thực hiện đúng chức trách được phân công, cũng như việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm (gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của luật).

Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý thuế, như HĐND, UBND, MTTQ, các cơ quan thông tin, các cơ quan quản lý Nhà nước....Quy định này đặt ra cơ quan quản lý thuế các cấp một mặt phải tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 41)