Những thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 83)

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.1 Những thành tựu đạt được:

Thứ nhất: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế, tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Tuyên truyền thuế được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú: họp báo với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương,

tổ chức đối thoại, tọa đàm, trao đổi với các doanh nghiệp và tập huấn, hội thảo... qua đó các đối tượng nộp thuế hiểu rõ hơn chính sách thuế, biết tính thuế, kê khai thuế, tự làm các hồ sơ xin miễn, giảm và quyết toán thuế.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan thuế các cấp đã tổ chức mạng lưới làm nhiệm vụ dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế để cung cấp tài liệu, tập huấn, giải đáp mọi vướng mắc về thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế một cách tự giác.

- Về tổ chức: công tác hỗ trợ các doanh nghiệp được tập trung về một đầu mối, không còn rải rác tại tất cả các phòng, ban như trước đây. Điều này bước đầu đã hạn chế được tình trạng giải đáp trái ngược nhau trong cùng một nội dung vướng mắc.

- Về nghiệp vụ: việc hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện các quy định trong chính sách thuế, các quy trình nộp thuế được thống nhất và mang tính tổng hợp cao. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp ; trả lời trên điện thoại, bằng văn bản; cài đặt trên máy tính, cung cấp đĩa CD. ...

Các bộ phận làm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp kết hợp với bộ phận thanh tra để tổng hợp những vấn đề mà đối tượng nộp thuế thường sai phạm để tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho người nộp thuế biết và thực hiện đúng, tránh sai phạm.

Thường xuyên đối thoại, tiếp xúc với doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các vướng mắc của họ, qua đó tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết về thuế cho đối tượng nộp thuế .

Quy chế tuyên truyền hỗ trợ được xây dựng nhằm thống nhất và chuẩn hoá việc hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ. Thực hiện quy chế chính là hỗ trợ trực tiếp, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác.

Hơn nữa về phía người làm công tác thuế, quy chế này cũng đảm bảo phân định rõ để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại cấp Tổng cục và cấp Cục thuế, tạo hiệu quả cao.

Thứ hai: Nghiên cứu hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ các qui trình quản lý thu thuế khoa học, hiệu quả đối với tất cả các khoản thu, sắc thuế.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tất cả các quy trình nghiệp vụ quản lý thu cho phù hợp với yêu cầu mới. Ban hành các sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với từng khoản thu, sắc thuế, làm cẩm nang cho cán bộ thuế học tập và thực hiện quản lý thuế.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Một là, kiện toàn lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế

- Tăng cường cả về số lượng, chất lượng cán bộ trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và trở thành lực lượng chủ yếu của cơ quan thuế. . Cán bộ thanh tra phải giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ làm việc khách quan, trung thực.

- Sắp xếp phân công lại cán bộ thanh tra kiểm tra ở cơ quan thuế tại các địa phương để bố trí vào các bộ phận: thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế ; thanh tra kiểm tra hoàn thuế; thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế; kiểm tra xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo; bộ phận phúc tra.... Cán bộ thuộc các bộ phận này phải được ổn định tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu chuyên sâu vào công việc được phân công.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác thanh tra thuế các kiến thức về nghiệp vụ, pháp lý, nguyên tắc xử lý các sai phạm về thuế, về kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Chú trọng đào tạo những cán bộ chủ chốt làm trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra.

Hai là, tăng cường thanh tra đối tượng nộp thuế :

- Đối tượng chủ yếu và cần tập của thanh tra, kiểm tra là các doanh nghiệp lớn có dấu hiệu gian lận, nợ đọng thuế lớn.

- Phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế. Nghiên cứu các biện pháp chống gian lận thuế đối với tất cả các khoản thu, sắc thuế, nhất là là lĩnh vực thu ngoài quốc doanh, thuế thu nhập, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống máy tính hỗ trợ công tác thanh tra với các mức độ và phương pháp tổ chức khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích: đào tạo và hỗ trợ cán bộ thanh tra sử dụng hệ thống máy tính trong việc thanh tra các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn sử dụng hệ thống chứng từ điện tử, trong điều kiện công nghệ thông tin và hạ tầng truyền thông phát triển nhanh như hiện nay.

Ba là, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, ngành thuế đã dành một phần lực lượng cán bộ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu của cơ qua thuế các cấp, tập trung vào thành tra kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế, quản lý đầu tư xây dựng của ngành, quản lý kinh phí và thực hiện kỷ cương, kỷ luật của công chức ngành thuế.

Bốn là, Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thu thuế Việc ứng dụng công nghệ tin học đã tác động tích cực đến việc cải tiến và thống nhất cơ chế, quy trình quản lý toàn ngành thuế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu thuế.

- Nâng cấp các chương trình quản lý thuế và đăng ký thuế thống nhất, qua đó quản lý chặt chẽ các sắc thuế và lưu giữ toàn bộ thông tin kê khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế , phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

- Xây dựng các chương trình ứng dụng phục vụ cải cách quản lý thu thuế; Chương trình quản lý hoá đơn, ấn chỉ thuế thống nhất trên mạng máy tính toàn ngành, hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa Kho Bạc và Thuế,... Các chương trình này sẽ đáp ứng được việc hỗ trợ cung cấp thông tin về chính sách, thủ tục thu nộp thuế kịp thời cho đối tượng nộp thuế , cung cấp thông tin về tình trạng kê khai thuế, kịp thời phát hiện những trường hợp ngừng kê khai hoặc kê khai chưa đúng để giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đạt hiệu quả cao hơn.

Năm là, Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cấp, các ngành trong việc quản lý đối tượng nộp thuế bắt đầu có hiệu quả.

Sự phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh đã tạo thuận lợi cho việc đưa hầu hết số đối tượng kinh doanh được cấp đăng ký vào quản lý thu thuế, được cấp mã số thuế.

Cơ quan thuế chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý thu thuế.

Phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế

Hoạt động phối hợp chống hành vi vi phạm về thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua đã đạt được kết quả, cụ thể:

- Phát hiện xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm pháp luật thuế, thực hiện truy thu về ngân sách. Kết quả quan trọng nhất là, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội phạm về thuế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trấn áp tội phạm đồng thời răn đe các đối tượng, hạn chế các hành vi gian lận thuế.

- Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước, đồng thời, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận thuế chây ì, không thực hiện nghĩa vụ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w