Hiện trạng năng lực cán bộ quản lý thuế

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 74 - 76)

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.2.2. Hiện trạng năng lực cán bộ quản lý thuế

Bảng số 2.3: Số lượng cán bộ của ngành thuế Hải Dương qua các năm 2006-2011 STT Năm Tổng số cán bộ biên chế Trình độ cán bộ Trình độ đại học trở lên Trình độ chưa qua đại học 1 Năm 2006 683 574 109 16% 2 Năm 2007 703 591 112 16% 3 Năm 2008 679 578 101 15% 4 Năm 2009 692 554 138 20% 5 Năm 2010 736 626 110 15% 6 Năm 2011 762 656 106 14%

Nguồn số liệu: Số liệu theo dõi của Cục thuế Hải Dương

Qua bảng trên cho thấy nguồn cán bộ của ngành thuế Hải Dương có trình độ nhất định. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của NNT và thanh tra, kiểm tra trong cơ quan quản lý thuế. Mặc dù ngành

thuế Hải Dương đã có quyết tâm, cố gắng hàng năm hoàn thành và hoàn thanh vượt mức kế hoạch nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, song với yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi cán bộ, công chức thuế phải nâng cao chất lượng, vì tốc độ tăng trưởng cả về chất và lượng của NNT làm ảnh hưởng đến công tác thu vì các lý do sau:

Hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Hệ thống luật pháp sẽ dần hoàn thiện, xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế, cơ sở trang thiết bị vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại hoá và số lượng người nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng… Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thuế.

Cùng với sự gia tăng về số lượng người nộp thuế sẽ là sự đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng người nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của người nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w