VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1.1.1. Quan điểm của Đại Hội XI Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò Nhà nước
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1.1. Những căn cứ cho việc đề xuất phương hướng nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
3.1.1.1. Quan điểm của Đại Hội XI Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò Nhà nước trò Nhà nước
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ ra những khía cạnh chủ yếu phản ánh nhận thức của Đảng về vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội thể hiện ở một số điểm giải pháp. Cụ thể là đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công.
Không những thế văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI còn đưa ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát như là công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của QH và HĐND các cấp. Hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Xây dựng chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, có năng lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.
Ngoài ra, trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, từ thực tiễn đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi trong công tác quản lý thuế phải có những đổi mới, hiện đại hoá toàn diện trong các lĩnh vực quản lý thuế cho phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Đó là phải cải cách, hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra NNT, kết hợp tăng cường với việc tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn NNT hiểu rõ về chính sách thuế và nghĩa vụ thuế của mình nhằm không ngừng nâng cao tính tuân thủ của NNT.