THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2.2.1. Hiện trạng bộ máy quản lý thuế
Nhìn tổng thể trong nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế của các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống gồm nhiều cấp. Ở nhiều nước, hệ thống đó không hoàn toàn phù hợp với đơn vị hành chính Nhà nước mà bao gồm: cơ quan thuế Trung ương, cơ quan thuế vùng và cơ quan thuế các địa phương thuộc vùng (hệ thống thuế Thụy điển, Nhật bản, Hàn quốc...). Ở nhiều nước khác, hệ thống ngành thuế lại được phân cấp hoàn toàn phù hợp với hệ thống đơn vị hành chính Nhà nước, bao gồm: cơ quan thuế Trung ương, cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố và cơ quan thuế cấp quận, huyện (hệ thống thuế Trung quốc, Việt nam...).
Cơ
quan Trung ương
thuế Cục thuế Địa phương (vùng) các Chi cục (phòng) thuế
cấp Thuế nội địa Thuế XNK
Chia theo các sắc thuế, khoản thu
.
Sơ đồ 2.2. Mô hình phân cấp quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
Ở Hải Dương, Cục thuế và Chi cục thuế là 2 cấp có nhiệm vụ trực tiếp quản lý thuế. Cục thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế trên phạm vi địa phương, quản lý các nguồn thu lớn, quan trọng.
Năm 1990 cùng với việc hình thành hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất với các thành phần kinh tế, bộ máy quản lý thuế được hình thành theo hệ thống dọc trên toàn quốc. Cục thuế tỉnh Hải Dương được thành lập, với nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Qua ba lần cải cách thuế Cục thuế tỉnh Hải Dương cũng đã trải qua các mô hình quản lý thuế như sau:
Một là, mô hình tổ chức theo sắc thuế.
Trong mô hình này, các phòng ban riêng biệt được thành lập để quản lý thu một số loại thuế cụ thể. Đây là mô hình quản lý khép kín đối với mỗi loại thuế.
Hai là, mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế.
Theo mô hình này, các đối tượng nộp thuế được chia thành các nhóm, dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc ngành kinh tế... Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tượng nộp thuế .
Ba là, mô hình tổ chức theo chức năng.
Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, các phòng chức năng được Cục thuế tỉnh Hải Dương
Các Chi cục thuế TP, TX, huyện
thành lập riêng rẽ, mỗi phòng thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế. Đây là mô hình hiện đại trong quản lý thuế của các nước trên thế giới.
Đến nay, Cục thuế tỉnh Hải Dương được tổ chức thành 14 phòng và 12 Chi cục thuế thành phố, thị xã, huyện trực thuộc, với tổng số 762 cán bộ, nhân viên hoạt động theo mô hình chức năng, với 4 chức năng là tuyên truyền hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, thanh tra kiểm tra thuế.
Tại văn phòng Cục thuế tỉnh Hải Dương có 143 cán bộ được tổ chức thành các phòng chức năng và các phòng thu. Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tổng hợp nghiệp vụ - dự toán; Phòng Tin học; Phòng Kê khai và kế toán thuế; Phòng Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Phòng hành chính - quản trị - tài vụ - ấn chỉ; Phòng Thanh tra số 1; Phòng Thanh tra số 2; Phòng Kiểm tra số 1; Phòng Kiểm tra số 2; Phòng Kiểm tra nội bộ; Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Phòng Quản lý các khoản thu từ đất.
Tại 12 Chi cục thuế thành phố, thị xã, huyện có 619 cán bộ cũng được tổ chức thành các đội thu thuế xã, phường; các Đội kiểm tra thuế; Đội Kê khai và kế toán thuế; Đội Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Đội kiểm tra nội bộ; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Đội ấn chỉ và hành chính - tổ chức; Đội trước bạ và thu khác.
Công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ở Hải Dương được Cục thuế tổ chức thực hiện theo bốn chức năng, cụ thể như sau:
- Chức năng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ở cấp Cục:
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và người nộp thuế nói chung trong phạm vi quản lý.
Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế là đơn vị tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thẩm quyền. Đối với những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Cục thì hướng dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các thủ tục và liên hệ với cấp có thẩm quyền để giải quyết.
Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng của Cục Thuế tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cơ chế tự khai nộp.
Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các Bộ phận chức năng của Cục nhằm thống nhất các biện pháp thi hành pháp luật về thuế.
(theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục thuế tỉnh Hải Dương).
Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục thuế tỉnh Hải Dương, Cục thuế đã có 35 bài đăng các báo, tạp chí, phát hành 750 ấn phẩm tuyên truyền pháp luật thuế các loại, 12 khẩu hiệu, pano, áp phích; tổ chức 01 cuộc họp báo tuyên truyền pháp luật về thuế, tổ chức 01 hội nghị đối thoại, 01 hội nghị tuyên dương doanh nghiệp; tổ chức 02 cuộc tập huấn cho 958 lượt doanh nghiệp.
- Chức năng kê khai kế toán thuế - Phòng Kê khai và Kế toán thuế.
Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế đối với các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.
Bộ phận kê khai kế toán thuế tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của các doanh nghiệp và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ
phận chức năng theo phân công, phân cấp và hoặc theo qui định tại quy trình quản lý thuế.
Theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng doanh nghiệp nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của doanh nghiệp và các Bộ phận chức năng có liên quan của Cục, Ngành.
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo Cục và cơ quan cấp trên theo quy định. Quản trị, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của các doanh nghiệp.
Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (nhưng không tác động vào việc kê khai của người nộp thuế). Công tác xử lý thông tin đối với các doanh nghiệp được áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều và đã triển khai đạt 90% các doanh nghiệp trên địa bàn.
(Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục thuế tỉnh Hải Dương).
- Chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế - Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và người nộp thuế nói chung trong phạm vi quản lý.
Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế là bộ phận nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu
nợ, cưỡng chế về thuế. Phân tích dữ liệu - thông tin về tình trạng nợ thuế trên hồ sơ thuế, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả.
Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơ chế tự khai nộp trong phạm vi phân cấp, phân quyền.
Giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế.
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo Cục và cơ quan cấp trên theo quy định.
Trên cơ sở số liệu nợ thuế đã được xác nhận, chốt nợ, bộ phận thu nợ và cưỡng chế thuế đã thực hiện thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp thuế, các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương được triển khai tích cực.
- Chức năng thanh tra, kiểm tra về thuế :
Bộ phận kiểm tra thuế: đôn đốc kê khai thuế, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với đối với các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.
Bộ phận kiểm tra thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thực hiện việc giám sát thu nộp thuế của các đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế đảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN.
Với nhiệm vụ giám sát kê khai thuế, bộ phận kiểm tra xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê
khai thuế hàng tháng, quý, năm đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Trên cơ sở thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đã được thu thập, bộ phận kiểm tra tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; đồng thời tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;
Hệ thống kiểm tra thuế được hình thành trong toàn ngành từ 01/07/2007. Việc kiểm tra tờ khai thuế để xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp được thực hiện kịp thời, thường xuyên, năm 2011 đã thực hiện kiểm tra 22.179 lượt hồ sơ kê khai thuế các loại tại cơ quan thuế, phát hiện và yêu cầu bổ sung hơn 1.700 lượt hồ sơ thuế. Thực hiện kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, phát hiện, tăng thu 64.050 triệu đồng tiền thuế (theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục thuế tỉnh Hải Dương).
Bảng số 2.2: Kết quả công tác kiểm tra thuế qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Về quản lý đối
Số lượng doanh nghiệp đơn
vị 1,020 1,264 2,006 2,510 5,121 6,094
Tỷ lệ tăng qua các năm % 100% 124% 197% 246% 502% 597%
Kê khai, kiếm tra kê khai về thuế
Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai
nộp thuế % 90 91.4 93 93.5 94.2 95.6
Tổng số tờ khai tờ 1,468,80
0 1,848,474 2,985,434 3,755,415 7,718,402 9,321,404
Tỷ lệ tăng qua các năm % 100 126 162 126 206 121
Số lượt tờ khai được kiểm
tra tờ 881,280 1,109,084 1,791,260 2,253,249 4,631,041 5,592,842 Số tờ khai hợp lệ tờ 822,675 1,046,421 1,700,802 2,161,992 4,508,318 5,500,560
Tỷ lệ tăng qua các năm % 100 127.20 162.54 127.12 208.53 122.01
Số tờ khai không hợp lệ tờ 58,605 62,663 90,459 91,257 122,723 92,282
Tỷ lệ tăng giảm các năm % 100 1.07 1.44 1.01 1.34 0.75
Thu NSNN Số thu NSNN triệu đồng 1,800,00 0 2,446,000 2,964,000 3,477,000 4,266,000 5,167,000
Tỷ lệ tăng qua các năm % 100 135.89 121.18 117.31 122.69 121.12
Hoàn thuế
Số hồ sơ xin hoàn hồ sơ 69 75 87 102 93 139
Số tiền thuế đã được hoàn triệu
đồng 45,000 58,000 64,000 85,000 97,000 125,680
Tỷ lệ tăng qua các năm % 100 129 110 133 114 130
Nguồn: Cục thuế tỉnh Hải Dương
Bộ phận thanh tra thuế: Bộ phận thanh tra triển khai thực hiện công tác thanh tra các doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi ngành thuế quản lý
Để thực hiện công tác thanh tra đối tượng nộp thuế, bộ phận thanh tra tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra của Cục Thuế theo từng lĩnh vực, địa bàn. Tuỳ theo từng thời kỳ Cục Thuế giao nhiệm vụ cho các phòng thanh tra khác nhau đảm nhiệm kế hoạch thanh tra đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra kế hoạch thanh tra còn được bổ sung từ phòng Kiểm tra thuế đề nghị và chuyển hồ sơ (như phần kiểm tra giám sát đã nêu); hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời dựa trên
cơ sở nguồn lực của bộ phận trình các cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời báo cáo Tổng cục Thuế.
Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, bộ phận thanh tra phối hợp với các phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra các doanh nghiệp theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Kết quả năm 2011 đã có kết luận 99 doanh nghiệp, số thuế truy thu 74,3 tỷ đồng, xử phạt vi phạm pháp luật thuế 21,5 tỷ đồng, truy hồi tiền hoàn thuế 1,5 tỷ đồng, giảm lỗ 157 tỷ đồng.
(Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục thuế tỉnh Hải Dương)