HIỆN TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 61 - 62)

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Quản lý nhà nước về thuế là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Bởi sự tồn tại, hoạt động của Nhà nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngân sách nhà nước. Kết quả của quá trình cải cách thuế lần thứ II, đến nay ta đã có được một chính sách thuế có tính pháp lý cao, bao gồm tương đối đầy đủ các loại thuế cơ bản và hệ thống cơ quan thuế thống nhất từ trung ương tới địa phương. Hệ thống thuế này đã đảm bảo được nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng được yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Hoạt động điều hành của Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thuế trong lĩnh vực thuế đã ngày càng sát với thực tế yêu cầu của nền kinh tế, kịp thời tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập mở cửa với kinh tế khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên qua quá trình thực thi quản lý nhà nước về kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như việc hướng dẫn thi hành vẫn còn hạn chế, vướng mắc khó thực hiện, tạo những kẽ hở trong quản lý; trong tổ chức, bộ máy chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế, quyền hạn của cơ quan thuế chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi

phạm còn hạn chế, việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế còn nhiều hạn chế; khiếu kiện, khiếu nại về thuế còn chưa được giải quyết thoả đáng, kịp thời...Những hạn chế này cũng làm cho việc tuân thủ pháp luật về thuế chưa được nghiêm ngặt, tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế còn phổ biến và vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy tác dụng của các công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những hạn chế này ngày càng trở nên gay gắt khi các luật thuế khác tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới và trước những yêu cầu mới của mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới

Có thế nói để khắc phục những hạn chế trên và tăng cường quản lý nhà nước về thuế thì việc ban hành luật Quản lý thuế là một bước đi thích hợp. Từ đây đảm bảo thực hiện các yêu cầu:

- Tăng cường quản lý nhà nước về thuế trên cơ sở đổi mới tư duy, nhận thức lấy mục tiêu hiệu quả là quan trọng hàng đầu trong quản lý

- Trong tổ chức quản lý thuế phải đảm bảo tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của đối tượng nộp thuế

- Đối tượng nộp thuế phải được cung cấp các dịch vụ thuận lợi nhất để hỗ trợ cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình

- Cơ quan thuế phải có đủ năng lực để đảm bảo phát hiện các sai phạm và đủ chế tài để buộc đối tượng nộp thuế phải tuân thủ nghiêm ngặt luật thuế

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w