VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Thứ nhất, vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu công tác quả lý thuế ở nước ta và tiến trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa làm tăng những mối liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ
thuộc lẫn nhau của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa là kết quả của cách mạng lực lượng sản xuất nhất, là sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ dẫn đến cách mạng hóa quan hệ sản xuất. Đây là vấn đề mang tính qui luật, tất yếu .
Toàn cầu hóa về kinh tế là sự liên kết của nhiều nước trong chiều huớng phát triển chung, tham gia hoạt động trong một thị trường chung, mang ý nghĩa của một sự hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại trên phạm vi quốc tế. Toàn cầu hóa về kinh tế là xu thế khách quan chịu ảnh hưởng của các nhân tố: sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất dẫn đến quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế; sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ ra đời kinh tế tri thức; nền sản xuất vật chất phát triển cao đòi hỏi sự phân công và hợp tác lao động ngày càng sâu trên phạm vi toàn thế giới. Nó tạo ra các tổ chức thương mại, tài chính quốc tế và khu vực: WTO, IMF, WB, ADB, EU, NAFTA, APEC… dẫn đến sự hình thành các tổ chức chính trị, kinh tế , văn hóa, xã hội rất lớn: UNDP, UNFPA, UNESCO, UNICEF, UNTAD, FAO …. đã và đang tác động mạnh đến tất cả các nước trên phạm vi toàn cầu . Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình phát triển ẩn chứa những cơ hội và thách thức rất to lớn, đòi hỏi mỗi dân tộc, mỗi quốc gia phải chủ động, tỉnh táo trong đón nhận toàn cầu hóa kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, đối với quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trên thế giới có xu hướng chuyển sang: chính sách kinh tế mở cửa, tham gia các quan hệ song phương, đa phương , đồng thời cùng nhau xác lập nhiều cơ cấu hợp tác trên mọi tầng nấc (tiêu dùng, khu vực, đại khu vực, toàn cầu) ở các cấp độ (ưu đãi thương mại, thị trường tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung …) tạo nên mạng quan hệ quốc tế đan xen nhau, gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, dẫn đến vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt hơn.
Trong điều kiện đó, nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý thuế ở nước ta và tiến trình hội nhập quốc tế. Như vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tăng sức cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này .
Thứ hai, vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu, thúc đẩy doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Số lượng đối tượng nộp thuế đã, đang và sẽ tăng lên nhanh chóng. Những thay đổi này sẽ đặt lên vai tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trọng trách ngày càng lớn. Vì vậy, điều thiết yếu là phải cải cách quản lý thu thuế nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nộp thuế đồng thời phảI đảm bảo chính sách thuế được thực hiện nghiêm túc đúng pháp luật.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế, giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc như giảm thời gian cấp mã số thuế, tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Rà soát xóa bỏ các thủ tục, hồ sơ gây khó khăn phiền hà; giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc của người nộp thuế. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc qui chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính của người nộp thuế theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Theo cơ chế này doanh nghiệp và người dân chỉ phải liên hệ tại một cửa với cơ quan thuế để được giải quyết tất cả các thủ tục về thuế một cách thuận lợi nhất. Tuy vậy để cơ chế một cửa phát huy được tính ưu việt của nó thi trình tự thủ tục thông qua bộ phận một cửa cũng phải được tinh giản. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ cũng phải chú trọng đến tính hợp lý, đúng thời hạn để trả lời hồ sơ...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp: Cơ quan thuế đã hướng dẫn về chính sách thuế, thủ tục thuế,
giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp; tổ chức đối thoại định kỳ với doanh nghiệp, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để giải quyết và đề xuất giải quyết. Đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế dưới nhiều hình thức: báo nói, báo viết, báo hình, mở trang WEB của ngành thuế, hải quan để cung cấp các thông tin cần thiết về các nghiệp vụ thuế, hải quan cho doanh nghiệp… Đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ thuế cho nhiều lượt doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm trong công tác kế toán và thuế còn hạn chế; Tập huấn và cung cấp các phần mềm kê khai thuế để doanh nghiệp kê khai thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Thứ ba, vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải từng bước tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt các loại hình doanh nghiệp, góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách phải đảm bảo rõ ràng về mức độ miễn giảm, điều kiện, thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm. Việc quy định chính sách rõ ràng, minh bạch sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, bất công bằng xã hội giữa các đối tượng nộp thuế và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đối với Nhà nước, đối với chế độ.
Tính công bằng, công khai minh bạch của thuế thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tượng. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội về nghĩa vụ giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, từ đó, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, của
các nhà đầu tư nói chung đối với Nhà nước. Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tính trung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Để phát triển kinh tế phải tạo lập được môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, không phân biệt các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp trước hết phải theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, để các doanh nghiệp biết và thực hiện. Măt khác cần tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế; nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.