Đặc điểm vai trò Nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 37)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN

1.13.Đặc điểm vai trò Nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các qui định của các luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng.

- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác. Trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thể hiện trong qui trình, thủ tục thu, nộp thuế - đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo qui trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.

- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ.

Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp. Ví dụ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong ký tính thuế; xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.

- Quản lý thuế là hoạt động rất nhạy cảm vì nó liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Vì vậy các cán bộ tham gia quản lý thuế đòi hỏi phải vừa có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, lại vừa phải có đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (Trang 37)