Khó khăn trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 106 - 107)

- Kinh nghiệm kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN

3.1.2. Khó khăn trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Thứ nhất, về đặc điểm của ngành kiểm toán độc lập: Khó khăn lớn nhất của Công ty kiểm toán là vừa phải đảm bảo chất lượng của báo cáo kiểm toán vừa phải giữ chân được khách hàng. Báo cáo kiểm toán đủ chất lượng là báo cáo được thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy định hiện hành có liên quan, nhưng để đạt được lợi ích thì các khách hàng lại thường xuyên đi ngược với các quy định chủa Nhà nước.

Thứ hai, về môi trường pháp lý: các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Quy định về kiểm toán doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn lỏng lẻo, chưa có hướng dẫn riêng, hướng dẫn cụ thể để phát hiện toàn bộ các rủi ro cho kiểm toán doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Cụ thể như các quy định pháp lý về phòng, chống lợi dụng chuyển giá hiện nay vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, nên gây nhiều khó khăn trong đấu tranh ngăn chặn.

Nhà nước Việt Nam cũng chưa có biện pháp tối ưu để xác nhận và xử phạt các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cố ý chuyển giá do khung pháp lý chưa chặt chẽ, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có bộ cơ sở dữ liệu về giá cả nguyên liệu, vật liệu mà các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang sản xuất để so sánh đối chiếu với giá sản phẩm mà doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang kê khai. Những nguyên vật liệu và thành phẩm do doanh nghiệp vốn ĐTNN sản xuất ra lại thường được xuất khẩu sang công ty mẹ hoặc xuất khẩu cho bên liên quan ở nước ngoài chứ không kinh doanh ở thị trường trong nước, do đó khó có thể tìm được sản phẩm tương đương ở Việt Nam để lấy giá cả so sánh.

Bên cạnh đó, cũng không có quy định nào về giá phí kiểm toán tối thiểu, do đó các doanh nghiệp kiểm toán mới thành lập đã cạnh tranh không lành mạnh khi giảm mức phí kiểm toán có khi tới hơn 60%, điều này đã gây khó khăn cho Deloitte VN trong việc duy trì và tìm kiếm khách hàng.

Thứ ba, về tình hình kinh tế: hiện tại, kinh tế vẫn khủng hoảng, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hẹp phạm vi hoạt động hoặc rút vốn, mảng thị trường về khách hàng này có nguy cơ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến doanh thu, thị phần của các công ty kiểm toán.

Thứ tư, về đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh lớn của Deloitte Việt Nam là PWC, KPMG và E&Y thường xuyên thực hiện các chiến lược để giành giật khách hàng của Deloitte Việt Nam. Các đối thủ nặng ký này có lợi thế là công ty kiểm toán có vốn đầu tư của nước ngoài, do đó, được các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ưa chuộng lựa chọn hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w