Năng lực về quản lý của Deloitte Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 66 - 68)

- Tổng kết đánh giá công việc nâng cao năng lực cạnh tranh

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM TRONG

2.2.1.2. Năng lực về quản lý của Deloitte Việt Nam

Deloitte Việt Nam xây dựng, phát triển và kế thừa thành quả 16 năm hoạt động của đơn vị tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, Công ty liên tục thực hiện tái cấu trúc quản lý theo các chuẩn mực chung của Deloitte toàn cầu.

Việc quản lý và điều hành hãng toàn cầu được thiết lập giúp Deloitte có thể đạt được các mục tiêu chiến lược trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng và đối

mặt với những thay đổi ngày càng nhanh chóng của khách hàng, những người luôn tìm kiếm các giải pháp toàn cầu do các nhóm dịch vụ toàn cầu thực hiện.

Do có cam kết giữa các hãng thành viên của Deloitte toàn cầu để hoạt động trên phạm vi toàn cầu, đã tạo ra lợi thế và yếu tố riêng có của Deloitte Việt Nam trên thị trường, cụ thể là:

- Tổ chức của Deloitte được vận hành bởi các nhóm dịch vụ chuyên ngành không phân biệt các vị trí địa lý. Cơ cấu quản lý theo hai chiều chính là cơ cấu quản lý toàn cầu.

- Giá trị của Deloitte chính là cách thức làm việc với phong cách toàn cầu, cam kết của Deloitte về giá trị này chính là nhân tố chủ chốt của hệ thống đánh giá hoạt động.

- Deloitte đã áp dụng một quyết định có tính chất bản lề để áp dụng trong tổ chức của Deloitte Việt Nam các cơ cấu ưu việt mà Deloitte Việt Nam thấy ở các khách hàng quan trọng và cũng thực hiện phân chia khách hàng theo vị trí địa lý để cung cấp dịch vụ.

- Các phương pháp luận chung toàn cầu, các công cụ và chương trình đào tạo riêng có của Deloitte Việt Nam đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ một cách thống nhất, tiết kiệm chi phí và với chất lượng cao.

Nhờ áp dụng phương pháp tiếp cận toàn cầu của các hãng thành viên Deloitte, dịch vụ của Công ty đáp ứng một cách hữu hiệu nhất nhu cầu của khách hàng, những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường quốc tế, và nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của khách hàng. Kiến thức và kinh nghiệm mà Deloitte Việt Nam tích lũy được được áp dụng một cách tối ưu nhất. Bằng cách đó, việc thực hiện thành công các hợp đồng toàn cầu đã đem lại cho Công ty nhiều cơ hội và dự án mới trong tương lai. Đây cũng là một mô hình có thể được sử dụng thành công để thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý của Công ty còn thể thiện qua cách sắp xếp, cơ cấu tổ chức các phòng ban chính, chia nhỏ từng phòng ban theo chức năng và chuyên môn để quản lý. Đối với phòng kiểm toán là bộ phận chính, bộ phận chủ

chốt, Công ty chia bộ phận kiểm toán thành các phòng nhỏ theo chuyên môn và lĩnh vực khách hàng kiểm toán. Tháng 7/2012, Công ty đã thực hiện cơ cấu lại các phòng nghiệp vụ kiểm toán, cụ thể như sau:

+ Phòng kiểm toán 1 - Manufacturing: Chuyên về khách hàng là doanh nghiệp sản xuất.

+ Phòng kiểm toán 2 - Energy & resources: Chuyên về dầu khí và năng lượng + Phòng kiểm toán 3 và Phòng kiểm toán 5 - Banking(không có phòng kiểm toán 4): Chuyên về Ngân hàng – Tài chính.

+ Phòng kiểm toán 6 - Insurance: Chuyên về bảo hiểm. + Phòng kiểm toán 7 - Stock:Chuyên về chứng khoán + Phòng kiểm toán 8- NGOs&project: Chuyên về dự án.

Bên cạnh đó, về việc bố trí nhân viên, tùy theo tính chất và đặc thù của khách hàng, một số khách hàng lớn được bố trí số lượng nhân viên nhiều để làm việc ngoài ra còn có mục đích đào tạo và mở rộng năng lực kiểm toán trong lĩnh vực đó theo chiến lược của công ty. Gần đây, với chiến lược mở rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Deloitte đã tập trung đào tạo cũng như sắp xếp một lượng lớn nhân viên chuyên về các khách hàng ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w