Nội dung nâng cao năng lực của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 91 - 96)

- Đặc trưng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở VN

2.3.2.5. Nội dung nâng cao năng lực của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Với phương pháp tiếp cận kiểm toán đa ngành, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, với đặc điểm chủ yếu là các công ty đa quốc gia, có mạng lưới hoạt động trên toàn thế giới. Deloitte VN sẽ vận dụng các nguồn lực trên mạng lưới toàn cầu và trong khu vực khi cần để phục vụ cho công cuộc kiểm toán. Công ty tập trung sự hiểu biết về môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động cũng như quy trình và thực tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp đó. Đó là việc kết hợp quy trình triển vọng kinh doanh và phân tích rủi ro đặc thù của từng doanh nghiệp có vốn ĐTNN, từ đó cho phép thiết lập cơ sở cho công việc kiểm toán dựa trên hiểu biết toàn diện về ngành nghề kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp đó. Kinh nghiệm và sự hiểu biết của Deloitte Việt Nam về ngành hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN sẽ hỗ trợ tối đa trong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, do áp dụng phương pháp kiểm toán quốc tế và chưa xây dựng phương pháp kiểm toán riêng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam nên một số rủi ro kiểm toán đặc thù của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam chưa được phát hiện đầy đủ.

2.3.2.5. Nội dung nâng cao năng lực của Deloitte VN trong kiểm toán cácdoanh nghiệp có vốn ĐTNN doanh nghiệp có vốn ĐTNN

- Nhận diện vấn đề NLCT của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các công ty kiểm toán độc lập, cùng với sự khủng hoảng trong nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã làm cho vấn đề

cạnh tranh trên thị trường kiểm toán ngày càng nóng hơn, đặc biệt là trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Do yêu cầu đòi hỏi khắt khe về chất lượng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Deloitte Việt Nam luôn nỗ lực duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ kiểm toán chủ yếu xảy ra với các đối thủ cạnh tranh trong nhóm bốn công ty kiểm toán lớn (Big 4).

Bên cạnh đó, Công ty còn phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt về giá phí kiểm toán với các công ty kiểm toán trong nước. Đến cuối năm 2011, trên toàn thị trường có khoản 170 công ty kiểm toán, trong đó có 4 công ty lớn (Big 4), trên 10 công ty cỡ vừa còn lại là các công ty nhỏ. Do đó, vấn đề cạnh tranh về giá phí là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các hình thức cạnh tranh không lành mạnh khá phổ biến hiện nay là, nhiều công ty kiểm toán mới thành lập sẵn sàng chấp nhận mức phí kiểm toán thấp, thậm chí đưa ra giá phí kiểm toán mà không cần khảo sát, tìm hiểu khách hàng, việc này đã kéo giá phí giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác, việc phát hành báo cáo kiểm toán nhưng không thông qua kiểm toán mà chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng (thỏa hiệp với khách hàng) xảy ra đã làm mất đi tính độc lập của kiểm toán. Không chỉ có thế, một số công ty kiểm toán còn cạnh tranh thông qua liên kết với một số cá nhân ở các tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc một số người có chức, có quyền để có được hợp đồng kiểm toán; đưa thông tin quảng cáo không trung thực về mình và các đối thủ cạnh tranh… cũng đang khiến thị trường dịch vụ kiểm toán thiếu lành mạnh.

Trước sức ép về khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện đang phải cắt giảm nhiều khoản chi phí, trong đó có chi phí thuê kiểm toán. Điều này càng tạo ra nhiều khó khăn hơn cho Deloitte Việt Nam trong cạnh tranh về phí kiểm toán. Bởi việc cắt giảm giá phí để giữ chân khách hàng, lại đồng nghĩa với việc cắt giảm các thủ tục kiểm toán, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán thấp, rủi ro tăng lên, có thể gây tác hại lớn đến bản thân Công ty.

- Phân tích đánh giá NLCT của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Để đánh giá NLCT của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, luận văn vận dụng mô hình SWOT để phân loại các yếu tố tác động đến NLCT vào lưới phân tích SWOT bao gồm bốn yếu tố: cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu. Các yếu tố có vai trò quyết định đến NLCT của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được chia các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.

+ Về môi trường bên ngoài

Hiện nay với nền kinh tế mở cửa, các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm thu hút vốn ĐTNN ngày càng nhiều và đã thực sự phát huy hiệu quả. Số lượng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng tạo cho Deloitte VN có cơ hội tăng lượng khách hàng và tăng doanh thu từ đoạn thị trường này.

Thị trường mở cũng là cơ hội để Deloitte Việt Nam mở rộng giao lưu, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các công ty kiểm toán nước ngoài để ngày càng hoàn thiện các phương pháp kiểm toán cũng như quy trình quản lý của mình.

Tuy nhiên, do hành lang pháp lý của Việt Nam chưa hoàn thiện, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể gây ra khó khăn cho Công ty khi thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, hiện nay các hành vi gian lận tinh vi của doanh nghiệp có vốn ĐTNN để lách luật, trốn thuế, chuyển lợi nhuận về nước, làm sai lệch báo cáo tài chính ngày càng gia tăng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Deloitte Việt Nam khi kiểm toán các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, trước sự ra đời của hàng loạt các công ty kiểm toán trong nước và sự gia nhập của các hãng kiểm toán quốc tế đã làm cho môi trường cạnh tranh trong thị trường kiểm toán ngày càng nóng hơn, thách thức này đòi hỏi Deloitte Việt Nam phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý để đảm bảo giữ vững và mở rộng được thị phần của mình trong nước.

+ Về môi trường bên trong

Trước hết là năng lực của cán bộ công nhân viên, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và bằng cấp, mức độ học vấn cao, thành thạo ngoại ngữ là điểm mạnh của Deloitte Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng nhân sự phục vụ kiểm

toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa cân xứng với doanh thu mà loại hình doanh nghiệp này mang lại.

Về năng lực quản lý, với tư cách là thành viên của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, sử dụng thương hiệu của Deloitte đã tạo nên lợi thế cho Deloitte Việt Nam trong việc tìm kiếm và hợp tác với các khách hàng là doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp kiểm toán của hãng kiểm toán quốc tế đã giúp Deloitte có thế mạnh hơn các công ty kiểm toán trong nước đặc biệt là trong việc kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Tuy nhiên, do chi phí nhân công, chi phí quản lý lớn và Deloitte chủ yếu tập trung vào chất lượng kiểm toán nên phí kiểm toán chưa cạnh tranh. Ngoài dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ tư vấn khác của Deloitte như tư vấn thuế, tư vấn tài chính cũng chưa thực sự phát triển và gây dựng được tên tuổi.

- Các biện pháp Deloitte VN đã thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh + Về chiến lược sản phẩm, dịch vụ: Deloitte VN theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán. Công ty liên tục đổi mới, cập nhật các thông tư chuẩn mực, quy định trong nước cũng như học hỏi phương pháp kiểm toán nước ngoài để chuẩn hóa các thủ tục kiểm toán. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng kiểm toán, Công ty cũng thực hiện các dịch vụ về tư vấn thuế, tư vấn rủi ro kinh doanh, đây là các sản phẩm có lợi nhuận ròng cao. Các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Deloitte Việt Nam về chất lượng sản phẩm là PWC, KPMG và E&Y.

+ Về chiến lược giá phí kiểm toán: Phí kiểm toán có thể bao gồm hoặc không bao gồm phụ phí (là các chi phí in báo cáo, công tác phí của KTV). Do sức ép về cạnh tranh giá từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và cả Big 4, chiến lược định giá mà Deloitte áp dụng là định giá xâm nhập. Đối với các khách hàng tiềm năng, Công ty sẵn sàng chào mức phí kiểm toán bằng hoặc thấp hơn đối thủ để dành dịch vụ.

+ Về chiến lược dịch vụ sau bán hàng: Sau khi thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp, Deloitte VN còn thực hiện tư vấn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN về việc áp dụng chế độ lưu trữ chứng từ, quyết toán thuế, hỗ trợ lập các báo cáo nội bộ

cho công ty mẹ, thường xuyên gửi mail cập nhật thông tư chuẩn mực mới cho khách hàng.

+ Về hoạt động truyền thông: Công tác tuyên truyền và quảng bá thương hiệu đã được Công ty đầu tư một cách có hệ thống. Ngoài việc thường xuyên mở các chương trình Careerday giới thiệu về Deloitte, Công ty còn tổ chức các buổi đào tạo cập nhật kiến thức về thuế, kế toán cho khách hàng và các đối tác quan tâm. Bên cạnh đó, Công ty còn tổ chức các buổi từ thiện, các chương trình hoạt động vì cộng đồng được diễn ra trên cả ba miền.

- Tổng hợp kết quả phân tích đánh giá NLCT của Deloitte VN trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Qua việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty, ta có thể tổng hợp trong khung phân tích SWOT của Deloitte VN như sau.

Điểm mạnh

- Chất lượng nguồn nhân lực tốt; - Thương hiệu hãng kiểm toán quốc tế; - Phương pháp kiểm toán theo quy chuẩn quốc tế;

Điểm yếu

- Cơ cấu nhân sự chưa phù hợp;

- Chưa tập trung khai thác sản phẩm dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính;

- Phí kiểm toán chưa cạnh tranh.

Cơ hội

- Lượng vốn ĐTNN vào VN ngày càng nhiều;

- Hội nhập quốc tế, cơ hội để hợp tác và học hỏi kinh nghiệm;

Thách thức

- Gian lận trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN có chiều hướng gia tăng;

- Hành lang pháp lý chưa chặt chẽ; - Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 91 - 96)