Về nâng cao năng lực nguồn lao động

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 98 - 102)

- Kinh nghiệm kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

2.4.1. Về nâng cao năng lực nguồn lao động

Điểm mạnh về nâng cao năng lực nguồn lao động

Deloitte Việt Nam có chính sách nhân sự khá tốt, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Phương châm của Deloitte là “Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ”, mỗi nhân viên là một phần tài sản của công ty, Công ty đã định hướng cho công tác đào tạo hướng tới mục tiêu Quốc tế hóa đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Ngay từ những ngày đầu thành lập công tác đào tạo nhân viên đã được Ban Tổng Giám đốc hết sức chú trọng. Sở dĩ như vậy vì Ban Giám đốc của Deloitte đã ý thức được rằng kiểm toán là một nghề đặc biệt, nhân tố chính quyết định sự thành công của một hãng kiểm toán chính là yếu tố con người. Deloitte đã đưa ra các chương trình đào tạo phong phú, phân chia cho từng cấp bậc nhân viên, đào tạo lý thuyết có sự kết hợp với thực hành.

Bên cạnh đó, Deloitte Việt Nam đã tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và thuận lợi nhất cho nhân viên. Các nhân viên Deloitte đều hài lòng về điều kiện làm việc của Công ty. Dưới đây là khảo sát nội bộ về mức đồ hài lòng của nhân viên ở các cấp bậc. Cách đánh giá này dựa theo cách cho điểm số của các chỉ tiêu, câu hỏi. Một số câu hỏi cụ thể như sau:

+ Bạn có tự hào là nhân viên của Deloitte không?

+ Bạn có hài lòng với các benefits (phúc lợi) nhận được từ Deloitte không? + WorkLife Balance (Cân bằng công việc và cuộc sống): Áp lực công việc (làm việc nhiều giờ, di chuyển nhiều) có ảnh hưởng đến cân bằng cuộc sống của bạn không? Nhân viên có nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ trong công việc và cuộc sống không?

+ Bạn so sánh thế nào về mức lương hiện tại của bạn và mức lương của người làm công việc tương tự ở công ty khác?

+ Kết quả đánh giá về chất lượng làm việc của bạn trong năm vừa qua có công bằng không? Và một số câu hỏi khác.

Tổng hợp số điểm của các câu hỏi theo tỷ lệ về mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên về môi trường làm việc được tổng hợp dưới bảng sau:

Hình 2.12: Mức độ hài lòng của nhân viên Deloitte VN với Công ty năm 2012

Nguồn: People Survey 2012 – Deloitte Vietnam Results

Qua biểu đồ cho thấy, trên 80% nhân viên Deloitte đều thỏa mãn với môi trường làm việc chuyên nghiệp và công bằng của Công ty. Nhóm 18% còn lại không hài lòng với công việc, chủ yếu rơi vào cấp Senior, là những người dẫn nhóm kiểm toán, chịu áp lực nhiều nhất từ phía cấp trên, phía khách hàng và phải hướng dẫn cấp dưới. Số giờ làm việc của cấp Senior bao giờ cũng là cao nhất, thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ hành chính, do đó khó có thể cân bằng được công việc và cuộc sống. Đây cũng là lý do tại sao các nhân viên cấp Senior nghỉ việc nhiều, tỷ lệ nhân viên có thâm niên lao động cao tại Công ty chiếm tỷ lệ thấp.

- Tuy nhiên, Deloitte có chính sách tuyển dụng và đào tạo đầu vào tốt. Công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội nghề nghiệp đến sinh viên của các trường đại học khối kinh tế để thu hút lượng nhân tài trẻ chuẩn bị ra trường. Thời gian tuyển dụng hàng năm tại Deloitte luôn sớm hơn các Big4 khá, mức lương khởi điểm ở Deloitte Việt Nam cũng được đánh giá là trong tốp cao nhất trong các công ty kiểm toán ở Việt Nam, chính vì thế, hàng năm Deloitte đều tuyển dụng được khối lượng lớn các sinh viên có năng lực.

Điểm yếu về nâng cao năng lực nguồn lao động

- Việc đánh giá nhân viên không thường xuyên có thể dẫn đến chất lượng nhân sự bị ảnh hưởng. Căn cứ vào bảng đánh giá nhân viên cuối năm, vẫn có 4% nhân viên có đánh giá là PT – mức không đạt tiêu chuẩn của Công ty. Điều này cho

thấy, trong quá trình tuyển dụng và đào tạo của Công ty vẫn chưa được sàng lọc chặt chẽ. Việc đánh giá nhân viên chỉ thực hiện vào cuối năm nên nếu một KTV không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn làm việc hết một năm mới đánh giá và được đề nghị nghỉ việc thì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty đối với khách hàng mà cá nhân đó tham gia kiểm toán, ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán đó.

- Thiếu Kiểm toán viên chuyên về khách hàng là doanh nghiệp có vốn ĐTNN vì Công ty dành một lượng lớn nhân sự được đào tạo chuyên về tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước.

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, Deloitte VN chưa thực sự chú trọng nâng cao năng lực của Công ty trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Điều này trước hết thể hiện ở tỷ trọng nhân sự phục vụ cho kiểm toán các doanh nghiệp có vốn ĐTNN so với doanh thu mà khách hàng nhóm doanh nghiệp có vốn ĐTNN mang lại.

Nguyên nhân do Công ty cho rằng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có người nước ngoài quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể tin tưởng được và thường có quản lý từ công ty mẹ ở bên nước ngoài về kiểm tra, do đó ít rủi ro hơn các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, đây cũng là điểm yếu của Deloitte Việt Nam khi chưa thực sự tập trung nhân lực vào nhóm khách hàng doanh nghiệp có vốn DDTNN – nhóm khách hàng mang lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty.

Bên cạnh đó, tỷ trọng nhân viên chuyên nghiệp chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng giảm so với năm trước.

Bảng 2.7: Tỷ trọng nhân viên chuyên nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ Số lượng nhân viên Tỷ trọng Số lượng Nhân viên Tỷ trọng Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 233 43% 209 38% -11% Doanh nghiệp cổ phần 130 24% 182 33% 38%

Doanh nghiệp nhà nước 136 25% 116 21% -16%

Tổ chức khác 44 8% 43 8% -3%

Tổng cộng 543 100% 551 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

- Ngoài ra, tỷ trọng nhân viên thành thạo tiếng nước ngoài (ngoại trừ tiếng Anh) là rất thấp. Đây là một yếu thế của Deloitte VN so với các đối thủ cạnh tranh là công ty kiểm toán nước ngoài (PWC, KPMG).

- Tuy Deloitte Việt Nam đã liên tục thực hiện chiến lược về nhân sự để giữ nhân viên như tạo điều kiện cho nhân viên học nước ngoài, mua bảo hiểm con người cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên tổ chức teambuilding gắn kết các nhân viên, tổ chức thăm hỏi gia đình nhân viên… nhưng hiện tượng chảy máu chất xám vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Đối tượng nghỉ việc chủ yếu là ở level Senior là những nhân viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm. Nếu so sánh với tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở các Big4 khác thì Deloitte Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 sau KPMG Việt Nam và E&Y Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 98 - 102)