Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 80 - 85)

- Uy tín của công ty

2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

- Về số năm hoạt động, Deloitte Việt Nam tiền thân là VACO thành lập từ năm 1991, là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam. Do đó, xét về số năm hoạt động thì Deloitte Việt Nam có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

- Về số lượng khách hàng, Deloitte Việt Nam vẫn giữ được những Tập đoàn lớn, các Tổng Công ty Nhà nước do VACO trước đây kiểm toán. Một số khách hàng lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty xăng dầu,… những tập đoàn này với hàng loạt công ty con, cháu của Tập đoàn này hầu hết đều là khách hàng của Deloitte. Bên cạnh đó, sau khi là thành viên chính thức của hãng kiểm toán Deloitte toàn cầu (một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới) thì số lượng khách hàng của Deloitte Việt Nam càng tăng lên rõ rệt, số khách hàng tăng lên chủ yếu là các doanh nghiệp và dự án có vốn ĐTNN.

Do đó, hiện nay khách hàng của Deloitte không chỉ trải rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước mà còn có mặt trong rất nhiều lĩnh vực: các tổng công ty nhà nước lớn nhất Việt Nam (Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, Tổng công ty hàng không VN Airlines...), các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (Tập đoàn thép Posco, Doosan,…), các dự án lớn (Dự án phát triển cao su Tây Nguyên, dự cán giáo dục tiểu học, dự án hỗ trợ y tế…), các doanh nghiệp tư nhân (Công ty TNHH Louis Vuilton…), các công ty cổ phần (Công ty cổ phần đầu tư tài chính phát triển nhà và đô thị HUD, công ty cổ phần PVI, PJICO,…) và các tập đoàn lớn mạnh (Tập đoàn Dầu khí, điện lực, than khoáng sản, Tập đoàn Hòa Phát...). Bên cạnh đó, hiện nay khách hàng của Deloitte còn bao gồm cả các khách sạn lớn (Khách sạn Sofitel

Metropole, Fortuna, Hạ Long pearl…) và các ngân hàng và công ty tài chính (Ngân hàng dầu khí PG bank, Công ty bảo hiểm nhân thọ…). Số lượng khách hàng của Deloitte VN theo nhóm khách hàng qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng của Deloitte VN theo nhóm qua các năm

Nhóm khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Transportation - Vận chuyển 160 15% 150 14% 153 14% E&R Dầu khí và năng lượng 224 21% 248 23% 240 22%

FS - Ngân hàng – Tài chính 96 9% 140 13% 131 12%

Life Science - Bảo hiểm 43 4% 65 6% 87 8%

Manufacturing - Sản xuất 256 24% 270 25% 284 26%

Public Sector - Đại chúng 43 4% 32 3% 44 4%

Real Estate - Bất động sản 139 13% 97 9% 65 6%

IT, Media - CNTT 85 8% 65 6% 65 6%

Loại hình khác 20 2% 11 1% 22 2%

Tổng 1066 100% 1078 100% 1091 100%

Nguồn: http://pms.deloitte.com.vn/Client

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lượng khách hàng của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam tăng lên đáng kể, một số nhóm khách hàng được tập trung như doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp dầu khí, năng lược và ngân hàng. Bên cạnh đó, theo sự thay đổi về tỷ trọng của từng loại hình khách hàng cho thấy các nhóm khách hàng được tập trung khai thác, thể hiện chiến lược kinh doanh của công ty. Năm nay, Công ty tập trung vào đoạn thị trường tài chính ngân hàng, Công ty đã đào tạo và tuyển dụng nhiều nhân viên chuyên về kiểm toán ngân hàng, ký hợp đồng kiểm toán với nhiều khách hàng lớn như Vietinbank, Agribank, chính vì thế số lượng nhóm khách hàng này tăng mạnh. Các nhóm doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng được chú trọng khai thác, số lượng khách hàng nhóm này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, số lượng khách hàng về lĩnh vực bất động sản thì giảm mạnh. Điều này là do thị trường

bất động sản năm vừa qua bị đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có khả năng hoạt động liên tục, rủi ro kiểm toán tăng và mức phí kiểm toán giảm, Deloitte Việt Nam đã từ chối tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán với một số khách hàng có rủi ro phá sản cao và không tập trung vào khai thác nhóm khách hàng ở lĩnh vực này.

- Về kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu về doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây cũng chứng tỏ cho chúng ta có thể thấy Deloitte Việt Nam là công ty có tốc độ tăng trưởng cao trong 4 năm liên tiếp.

Nguồn: Báo cáo của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Ghi chú: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/7 đến ngày 30/6 hàng năm.

Từ hình vẽ cho thấy, chỉ trong vòng bốn năm, doanh thu của công ty đã tăng 70% từ 226 tỷ năm 2009 lên đến 453 tỷ năm 2012.

- Tỷ trọng doanh thu của Deloitte VN trên thị trường kiểm toán Việt Nam qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Doanh thu của các công ty kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam

STT Tên Công ty Doanh thu Năm 2010 (Tỷ đồng) Năm 2011 (Tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 1 KPMG VN 464 595 28% 2 E&Y VN 411 499 21% 3 Deloitte VN 315 440 40% 4 PwC VN 332 390 18% 5 AASC 92 107 16%

6 A&C 94 98 4%

7 GTV 62 61 -1%

8 AISC 44 49 11%

Nguồn: http://vacpa.org.vn

Deloitte VN được xếp hạng trong thứ 216 trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2011 do Vietnam Report và báo VietnamNet chính thức công bố trênBảng xếp hạng FAST 500 năm 2011. Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực Quốc tế. FAST 500 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của VNR Biz Database với hơn 250.000 doanh nghiệp của Vietnam Report.

Bảng 2.6: Vị trí xếp hạng của Deloitte Việt Nam năm 2011

Tên Công ty Xếp hạng theo

ngành nghề (thứ) Xế hạng theotổng số (Thứ…../500)

Cty TNHH Deloitte Việt Nam 7 216

Cty TNHH KPMG 8 220

Cty TNHH KiểmtoánvàTưVấn (A&C) 13 404

Nguồn: http://fast500.vn/bang-xep-hang-theo-nganh?c=SB64

Các chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, Công ty đã tập trung thực hiện các chiến lược để tăng thị phần của mình.

- Về doanh thu của Deloitte Việt Nam theo loại hình, thể hiện ở biểu dưới đây.

Nguồn: Báo cáo của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Qua biểu đồ cho thấy doanh thu chính của Công ty là từ dịch vụ kiểm toán. Nhưng thực tế, tính theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn doanh nghiệp lại cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ kiểm toán. Bởi vì chi phí cho hoạt động kiểm toán là khá lớn, ngoài chi phí lương là chính thì các chi phí đào tạo, công tác phí cho nhân viên đi công tác và các chi phí có liên quan là rất lớn. Hơn nữa, do tình hình kinh tế khó khăn và để cạnh tranh khách hàng, mức phí kiểm toán ngày càng giảm và thấp hơn nhiều so với phí dịch vụ tư vấn thuế. Chính vì thế, Deloitte Việt Nam đang áp dụng chiến lược kinh doanh mới, bên cạnh việc duy trì và phát triển dịch vụ kiểm toán, Công ty tập trung đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 80 - 85)