Các nội dung năng lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 26 - 27)

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

1.1.2. Các nội dung năng lực của doanh nghiệp

Các nội dung chủ yếu về năng lực của doanh nghiệp bao gồm năng lực về lao động, năng lực về quản lý, năng lực về tài chính, năng lực về trang thiết bị máy móc và về nghiên cứu phát triển.

Năng lực về nguồn lao động của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực là một

nguồn lực quan trọng không thể thiếu của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Năng lực của doanh nghiệp về nhân lực được thể hiện là lao động tuyển được ở đâu, trình độ lao động như thế nào, khả năng làm việc của lao động ra sao, chính sách trả lương cho người lao động, năng suất lao động và tiềm năng đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Năng lực về tổ chức - quản lý của doanh nghiệp: là sự phù hợp của cơ cấu

tổ chức bộ máy doanh nghiệp phù hợp với môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, với những chiến lược đang theo đuổi. Bên cạnh đó năng lực về quản lý thể hiện ở mức độ linh hoạt của cơ cấu quản lý, phương pháp ra quyết định, hệ thống niềm tin, hệ thống giá trị và các biện pháp tạo động lực cho người lao động của doanh nghiệp, tính sáng tạo và ý thức kỷ luật của bộ máy quản lý, những phương pháp quản lý được ứng dụng.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở các chỉ tiêu tài chính như

quy mô vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng thực hiện các biện pháp huy động vốn, nhu cầu vốn lưu động, cách thức sử dụng vốn, mức vốn lưu động hiện có, tình trạang ngân quỹ và dòng tiền của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Năng lực về trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp: biểu hiện ở khả năng sản xuất kinh doanh và loại hình sản xuất của doanh nghiệp, chất lượng và tình trạng hoạt động của máy móc, kỹ thuật công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh, tính linh hoạt của bộ máy sản xuất, cơ cấu tổ và chu kỳ sản xuất, mức độ tập trung hoá theo chiều dọc.

Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp: bao gồm quy mô và

tiềm năng của các cơ sở nghiên cứu và phát triển, các nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của bộ phận này là số lượng sản phẩm có mẫu mã mới, công nghệ mới, số

lượng sản phẩm có tính khác biệt, tính sáng tạo đã đưa vào sử dụng và các sản phẩm mới đó được thị trường chấp nhận.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của công ty tnhh deloitte việt nam trong kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 26 - 27)