Rủi ro phát hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 27 - 29)

1.2 Định nghĩa và sự cần thiết đánh giá và đối phó rủi ro

1.2.3.3 Rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện: “là rủi ro mà trong q trình kiểm tốn, các thủ tục mà kiểm tốn viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm tốn xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn khơng phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại” (VSA 200 - Đoạn 13E).

Với một mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận có mối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Ví dụ, nếu kiểm tốn viên xác định là rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ càng cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức càng thấp, và càng cần các bằng chứng kiểm tốn có tính thuyết phục cao hơn.

Trong thực tế, rủi ro phát hiện vẫn có thể xuất hiện cho dù kiểm toán viên đã thực hiện kiểm tra 100% số dư của các tài khoản và các nghiệp vụ phát sinh. Nguyên nhân là do kiểm toán viên đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tốn khơng phù hợp với cuộc kiểm tốn, hoặc áp dụng sai phương pháp kiểm tốn đã chọn, hoặc khi đã có những kết quả thực tế của cuộc kiểm toán nhưng kiểm toán viên lại đưa ra các đánh giá và nhận xét sai lầm. Rủi ro phát hiện có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Một là, các bước kiểm tốn khơng thích hợp: điều này xảy ra với các kiểm tốn viên thiếu kinh nghiệm hoặc q trình lập kế hoạch kiểm tốn khơng được thực hiện

một cách đúng đắn, khiến cho việc thực hiện các quy trình kiểm tốn đối với mỗi phần hành trở nên không hợp lý;

Hai là, kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng kiểm toán nhưng do khơng tìm hiểu được nguyên nhân gây sai phạm, dẫn đến kết luận sai về bản chất của khoản mục, nghiệp vụ đó;

Ba là, các báo cáo tài chính có chứa sai phạm, nhưng các sai phạm đó là do chính bên trong cơng ty đã có sự thơng đồng để thực hiện sai các chính sách tài chính kế tốn, điều đó làm cho kiểm tốn viên khơng thể phát hiện được sai phạm.

Tóm lại, rủi ro phát hiện là khả năng kiểm tốn viên khơng thể phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính bằng các thể thức kiểm tốn. Rủi ro phát hiện ảnh hưởng tới số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Khi kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện ở mức thấp, kiểm toán viên sẽ phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán. Ngược lại, khi kiểm toán viên chấp nhận mức rủi ro phát hiện cao hơn thì số lượng bằng chứng kiểm tốn sẽ giảm đi.

Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại một cách độc lập, kiểm tốn viên khơng can thiệp được và chỉ có thể đánh giá chúng thì ngược lại, kiểm tốn viên phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện.

Các vấn đề sau đây giúp tăng cường hiệu quả của các thủ tục kiểm toán và việc kiểm toán viên thực hiện các thủ tục đó, giúp giảm khả năng kiểm toán viên lựa chọn thủ tục kiểm tốn khơng phù hợp, thực hiện sai thủ tục kiểm tốn hoặc hiểu khơng đúng các kết quả kiểm tốn:

 Lập kế hoạch kiểm tốn đầy đủ, phù hợp;

 Bố trí nhân sự phù hợp cho nhóm kiểm tốn;

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w