lượng kểm toán
1.3.1 Nghiên cứu về việc áp dụng mơ hình rủi ro kiểm tốn dựa vào rủi ro kinh doanh (Aasmund Eilifsen, W. Robert KnecheL and Philip Waliage – 2001)
Nghiên cứu này tập trung vào một số thay đổi nền tảng trong q trình kiểm tốn và xem xét tác động của nó đến các hợp đồng kiểm tốn hiện hành. Và sự thay đổi được xem xét ở đây là từ quan điểm hẹp về rủi ro kiểm toán sang quan điểm rộng hơn về rủi ro tiềm ẩn tác động đến khách hàng được kiểm toán. Đặc biệt phương pháp này chủ yếu dựa vào phương pháp định tính thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận mới có ảnh hưởng tích cực đến thủ tục đánh giá rủi ro, cách thức quản lý cuộc kiểm toán, cấu trúc nhóm kiểm tốn, gia tăng giá trị cho khách hàng và mở rộng cơ hội cho các dịch vụ chuyên môn khác.
1.3.2 Ảnh hưởng của đánh giá rủi ro kinh doanh đến việc lập kế hoạch kiểm toán (Shelton, Sandra Waller, Koehn, Jo Lynne, Sinason, David – 2009) (Shelton, Sandra Waller, Koehn, Jo Lynne, Sinason, David – 2009)
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đánh giá rủi ro kinh doanh đến việc xác định các khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính và các thủ tục kiểm toán liên quan khi lập kế hoạch kiểm tốn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá mức độ mà rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến đánh giá của kiểm tốn viên về khả năng sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
Các tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của các trưởng phòng kiểm tốn của ba cơng ty trong Big 4. Phương pháp thực hiện trong các nghiên cứu trên chủ yếu là định lượng thông qua nghiên cứu hành vi, bằng cách khảo sát ý kiến của kiểm toán viên và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra kết quả.
Kết quả cho thấy:
Đánh giá của kiểm toán viên về các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và thủ tục kiểm tốn đều dựa trên đánh giá rủi ro kinh doanh.
Đánh giá rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng đến tính hữu hiêu và hiệu quả của cuộc kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán.
Kiểm toán viên sẽ thay đổi các thủ tục kiểm toán xác định trước khi các nhân tố rủi ro được nhận diện.
Nghiên cứu này cũng đánh giá ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh trong lập kế hoạch kiểm toán.
1.3.3 Vận dụng mơ hình rủi ro kinh doanh trong kiểm tốn bởi các cơng ty ngồi Big 4 (Joost P. Van Buuren, Christopher Koch, Niels van Nieuw Amerongen, and Arnold Wright - 2012)
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh theo yêu cầu chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 tại các cơng ty kiểm tốn độc lập ngoài Big 4 tại Đức và Hà Lan. Nghiên cứu tập trung vào xây dựng thang đo để đánh giá việc sử dụng phương pháp tiếp cận rủi ro kinh doanh ở các cơng ty kiểm tốn (như qua đo lường sự thay đổi bằng chứng và phạm vi sử dụng phương pháp); sau đó xác định các nhân tố tác động đến việc sử dụng phương pháp tiếp cận rủi ro kinh doanh. Qua đó, các tác giả cung cấp một cái nhìn tồn diện về việc áp dụng chuẩn mực kiểm toán đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào rủi ro kinh doanh. Dựa vào nghiên cứu, các tác giả đề xuất là các chuẩn mực kiểm toán nên được áp dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với mức độ phức tạp, chi phí và rủi ro được đánh giá trong từng cuộc kiểm toán.
Các tác giả đã tiến hành phỏng vấn các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm từ các cơng ty kiểm tốn ở Đức và Hà Lan. Từ khảo sát thực nghiệm, các tác giả rút ra kết luận rằng 55% kiểm toán viên nhận định rằng việc áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến cách thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như loại bằng chứng kiểm toán phải thu thập, 45% kiểm tốn viên cịn lại có ý kiến rằng họ đã áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh từ trước và vấn đề duy nhất họ gặp phải khi chuẩn mực có hiệu lực là họ phải thực hiện và lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhiều hơn. Nhưng tất cả đều có chung quan điểm là họ phải giải quyết nhiều vấn đề hơn do áp lực thời gian và phí kiểm tốn khi áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh theo yêu cầu chuẩn mực kiểm tốn 315. Chỉ có một số ít kiểm tốn viên tin rằng việc thay đổi mơ hình đánh giá rủi ro sẽ cải thiện đáng kể tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm tốn.
1.3.4 Rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm tốn là một mơ hình tích hợp thơng qua kiểm chứng thực nghiệm (Adam M. Vitalis – 2012)
Nghiên cứu này tìm hiểu việc tích hợp rủi ro kinh doanh vào trong mơ hình để đánh giá rủi ro kiểm tốn cũng như tìm hiểu hạn chế trong đánh giá rủi ro dựa vào rủi ro kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng rủi do kinh doanh trong đánh giá rủi ro kiểm tốn có rất nhiều mặt tích cực. Tác giả khảo sát thực nghiệm thơng qua u cầu kiểm tốn viên đánh giá rủi ro kinh doanh (dựa trên lý thuyết kiểm toán rủi ro kinh doanh). Kết quả khảo sát cho thấy, dựa vào sự đánh giá này, kiểm toán viên phân bổ nguồn lực kiểm tốn tốt hơn cho các khoản mục có rủi ro cao hơn, do đó làm cuộc kiểm tốn hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng: trải qua một khoảng thời gian dài khơng có sai sót sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro của các kiểm tốn viên sau này. Có nghĩa là kiểm tốn viên sẽ có xu hướng đánh giá rủi ro kiểm toán là thấp cho các cuộc kiểm toán tiếp theo.