Trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 89)

3.2 Nhóm giải pháp về phía công ty kiểm toán

3.2.7 Trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng các cơng ty kiểm tốn là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế có chất lượng thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro tốt hơn các cơng ty khơng là thành viên của các hãng quốc tế. Lợi ích lớn nhất đem lại từ việc trở thành thành viên hãng kiểm tốn quốc tế lớn chính là danh tiếng, nguồn khách hàng và quy trình kiểm tốn. Có thể nói đây là một cách làm tắt để sớm xây dựng thương hiệu cho cơng ty kiểm tốn và tiếp cận với các kỹ thuật kiểm tốn tiên tiến, từ đó giúp các cơng ty kiểm tốn hồn thiện tốt hơn kỹ thuật đánh giá và đối phó rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn.

Ngồi ra, trở thành thành viên của các Tổ chức kiểm toán quốc tế cũng sẽ được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm tốn, được đào tạo chun mơn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được giới thiệu khách hàng, được kiểm soát chất lượng dịch vụ. Việc trở thành thành viên của Tổ chức kiểm toán quốc tế là hướng đi phù hợp với tiến trình tồn cầu hóa nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển kỹ thuật kiểm tốn trong nước theo hướng kết hợp hài hịa nguồn lực nội tại và sự hỗ trợ quốc tế.

Để trở thành thành viên của hãng kiểm tốn quốc tế, cơng ty kiểm toán phải đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu của hãng quốc tế về năng lực nhân viên (trình độ chun mơn, tính chun nghiệp...), cơ cấu tổ chức quản lý và ban lãnh đạo, danh sách khách hàng và khả năng phục vụ khách hàng...

Đến 10/3/2013, tại Việt Nam ngồi 4 cơng ty kiểm tốn có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành viên hãng PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton, cả nước đã có 12 Cơng ty kiểm tốn là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế, 11 cơng ty là thành viên Hiệp hội và 01 công ty là Hãng đại diện liên lạc. Trong thời gian tới, các cơng ty kiểm tốn độc lập khác cũng nên xem xét và phấn đấu để trở thành thành

viên các hãng kiểm tốn quốc tế có danh tiếng để nâng cao chất lượng kiểm tốn của mình.

Khi quyết định tham gia vào một hãng kiểm tốn quốc tế, cơng ty cần xác định cấp độ tham gia. Việc này thể hiện mối liên kết về trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên và tổ chức quốc tế (hoặc khu vực), nhưng chung quy lại có 3 cấp độ chủ yếu sau:

• Hãng thành viên (Member firm)

• Thành viên Hiệp Hội hoặc Hãng liên kết (Associated Member)

• Hội viên thơng tin hoặc hãng đại diện liên lạc (Corresponding Member) Chi tiết các cấp độ có thể tham khảo thêm ở Phụ lục 10.

3.2.8 Thiết kế quy trình sốt xét hồ sơ kiểm tốn một cách chặt chẽ

Như đã được trình bày ở các giải pháp ở trên, việc soát xét hồ sơ kiểm toàn là một bước quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy trình kiểm tốn được thực hiện đầy đủ, hữu hiệu, hiệu quả và tuân thủ theo các quy trình của cơng ty đề ra. Sốt xét hồ sơ kiểm toán nên được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm tốn và có tác động tới thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm tốn. Cụ thể là:

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, soát xét sẽ được thực hiện với công tác lập

kế hoạch kiểm toán, bao gồm: thu thập thông tin về khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm tốn, thiết kế chương trình kiểm tốn... Cơng tác đánh giá rủi ro kiểm tốn sau khi được lập ra bởi kiểm toán viên phụ trách cuộc kiểm toán sẽ được soát xét lại bởi chủ nhiệm kiểm toán và thành viên ban giám đốc phụ trách. Đánh giá rủi ro kiểm tốn là cơng việc phức tạp chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của kiểm tốn viên nên cơng tác sốt xét sẽ tập trung vào việc đánh giá tính phù hợp của các thơng tin thu thập, các phân tích sơ bộ và đánh giá của kiểm toán viên dựa trên các thơng tin thu thập được. Khi đó, nếu có sai sót xảy ra đối với quá trình đánh giá rủi ro kiểm tốn thì cơng ty kiểm tốn có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc soát xét sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục chủ yếu bởi trưởng nhóm kiểm tốn. Các giấy tờ làm việc liên quan đến tìm hiểu thơng tin về hệ thống kiểm sốt nội bộ, đánh giá rủi ro cho từng phần hành của các kiểm tốn viên sẽ được trưởng nhóm kiểm tốn thường xun sốt xét. Nếu phát sinh các vấn đề phức tạp, độ rủi ro cao, cần có sự xem xét của chủ nhiệm kiểm toán, chuyên gia và thành viên ban giám đốc cơng ty kiểm tốn để đảm bảo khơng có sai phạm đối với cơng tác đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm tốn.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ kiểm tra lại các

bằng chứng kiểm toán của các phần hành để dự kiến ý kiến kiểm toán sẽ được đưa ra. Cơng việc này sẽ được chủ nhiệm kiểm tốn, thành viên ban giám đốc cơng ty kiểm tốn sốt xét lại để đảm bảo khơng có sai phạm và đưa ra ý kiến kiểm toán, đảm bảo kiểm soát được rủi ro của cuộc kiểm tốn.

Ngồi ra, các cơng ty kiểm tốn cần có quy trình kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn trong nội bộ cơng ty bằng cách sốt xét chéo các hồ sơ kiểm toán của các thành viên Ban giám đốc. Các hồ sơ nào khơng tn thủ với quy trình kiểm tốn của cơng ty sẽ bị nhắc nhở trước tồn thể cơng ty kiểm tốn để đảm bảo rằng các sai phạm này được lưu ý bởi các kiểm tốn viên. Các cơng ty là thành viên của hãng kiểm tốn quốc tế có thể được sự giám sát chất lượng từ phía tập đồn. Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng quy trình kiểm tốn của các cơng ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế.

Từ phía Hội nghề nghiệp cũng tiến hành sốt xét hồ sơ kiểm toán để giám sát và kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế, Hội nghề nghiệp chưa có đủ cơ sở vật chất và lực lượng để kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn nói chung và chất lượng hoạt động đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn độc lập nói riêng. Do đó, một số lượng lớn các cơng ty kiểm tốn vẫn chưa được kiểm tra chất lượng, đặc biệt là chất lượng thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm tốn vốn dĩ phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán của các kiểm toán viên. Để giải quyết vấn đề này, Hội nghề nghiệp có thể kết hợp với các cơng ty

kiểm tốn độc lập để tiến hành kiểm sốt chất lượng. Trong đó, các cơng ty kiểm toán độc lập sẽ tiến hành soát xét chéo các hồ sơ kiểm toán của nhau theo các quy định, tiêu chuẩn của Hội nghề nghiệp đưa ra. Kết quả kiểm soát chất lượng sẽ được báo cáo lên Hội nghề nghiệp và tiến hành sốt xét lại nếu cần thiết. Nhờ đó, Hội nghề nghiệp có thể kiểm tra chất lượng của một số lượng lớn các công ty kiểm tốn nhưng khơng gặp phải áp lực phải tăng nhiều nhân sự hay cơ sở vật chất.

3.2.9 Chú trọng việc duy trì đội ngũ kiểm tốn viên và đào tạo nhân sự kiểm toán chất lượng cao

Đội ngũ kiểm tốn viên cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro. Theo kết quả phân tích, các cơng ty có tỷ lệ số lượng nhân viên chuyên nghiệp trên một hợp đồng kiểm tốn hợp lý thì các thủ tục kiểm toán bao gồm cả đánh giá và đối phó với rủi ro sẽ được thực hiện đầy đủ hơn do không gặp quá nhiều áp lực về nhân sự và thời gian. Để duy trì được đội ngũ kiểm tốn viên trong điều kiện ngành kiểm tốn có nhiều áp lực, số vịng quay nhân viên lớn nhất là trong mùa cao điểm, các cơng ty kiểm tốn cần có những đãi ngộ phù hợp liên quan đến chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi, các yếu tố khác liên quan đến môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp…

Bên cạnh số lượng, chất lượng kiểm toán viên cũng là một điều rất đáng quan tâm bởi vì việc tiến hành đánh giá và đưa ra biện pháp đối phó với rủi ro kiểm toán cần rất nhiều sự xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của các kiểm toán viên. Hiện nay, ở các cơng ty kiểm tốn như KPMG, E&Y, PwC, Deloitte các kiểm toán viên được tham gia vào các chương trình đào tạo bằng cấp quốc tế như ACCA hay CPA Australia. Các khóa học này giúp các học viên có kiến thức chun sâu về kế tốn và và kiểm toán dựa trên nền tảng chuẩn mực kế tốn và kiểm tốn quốc tế để từ đó áp dụng vào thực tiễn công việc và phát triển nghề nghiệp của mình. Đổi lại, các kiểm tốn viên phải cam kết làm việc cho công ty thêm một thời gian nhất định sau khi đã hoàn tất các chương trình học này. Việc này vừa góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên vừa giúp cho các kiểm tốn viên có thời gian gắn bó

lâu dài hơn với cơng ty. Các cơng ty kiểm tốn khác có thể áp dụng cách thức này hoặc có những biện pháp khác phù hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu về cả chất lượng và số lượng kiểm toán viên trong xu thế hội nhập hiện nay.

3.3 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước và Hội nghề nghiệp

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam là cơ sở cho kiểm toán viên, các cơng ty kiểm tốn thực hiện kiểm tốn đối với các báo cáo tài chính một cách khoa học, khách quan, đồng thời là cơ sở cho việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thi tuyển kiểm toán viên hiện nay.

Đến năm 2012, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam mới đã được ban hành và cập nhật theo Hệ thống Chuẩn mực Kiểm tốn quốc tế, điều này đã góp phần gia tăng độ tin cậy của các thơng tin được kiểm tốn. Tuy nhiên, việc cập nhật các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã diễn ra khá muộn so với trên thế giới. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện tại phần lớn được dịch từ chuẩn mực kiểm toán quốc tế ban hành năm 2009 nhưng đến năm 2012 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới mới được ban hành). Trong khi đó, các cơng ty kiểm tốn Việt Nam là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế đã phải áp dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế từ khi các chuẩn mực này có hiệu lực theo u cầu từ tập đồn. Điều này dẫn đến một bất cập là các cơng ty kiểm tốn đã áp dụng các chuẩn mực kiểm toán mới trong khi hệ thống chuẩn mực Việt Nam vẫn chưa được cập nhật. Từ đó sẽ có nhiều khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn. Do đó, Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp cần phải xem xét việc cập nhật Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam kịp thời với Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế đã thay đổi. Việc này sẽ góp phần đạt được sự cơng nhận của quốc tế về chất lượng thơng tin đã được kiểm tốn, nhất là trong điều kiện các nhà đầu tư

nước ngoài đang quan tâm đến đầu tư vốn vào thị trường tài chính, thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay.

Thêm vào đó, Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp nên thường xun tiến hành kiểm tra rà soát việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán mới được ban hành ở Việt Nam để phát hiện các điểm chưa phù của chuẩn mực với điều kiện kinh tế ở Việt Nam để tiến hành các sửa đổi cần thiết. Ngoài ra, những thay đổi bổ sung quan trọng của chuẩn mực kiểm toán quốc tế cùng cần được xem xét để tiến hành cập nhật kịp thời cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

3.3.2 Ban hành các chương trình kiểm tốn mẫu cập nhật theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam

Trong khn khổ dự án “Tăng cường năng lực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)” được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, VACPA đã xây dựng và ban hành Chương trình kiểm tốn mẫu theo Quyết định 1089/QĐ-VACPA ngày 1/10/2010 của Chủ tịch VACPA. Chương trình kiểm tốn mẫu năm 2010 được xây dựng trên cơ sở các quy định của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũ, kinh nghiệm thực hành kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn quốc tế và các cơng ty kiểm tốn lớn ở Việt Nam, các hướng dẫn chi tiết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kiểm tốn tại Việt Nam. Chương trình kiểm tốn mẫu này đã nhận được sự đánh giá cao của các kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn. Đến nay, đã có trên 100 cơng ty kiểm toán ở Việt Nam đang áp dụng (tồn bộ, hoặc một phần) chương trình kiểm tốn mẫu này.

Hệ thống 37 Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành tháng 12/2012 và có hiệu lực từ 1/1/2014 cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung chương trình kiểm tốn mẫu. Ngày 23/12/2013 Bộ chương trình kiểm tốn mẫu năm 2013 đã được ban hành và xây dựng trên nền tảng Bộ chương trình kiểm tốn mẫu đã ban hành năm 2010, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu cập nhật theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới. Điều này góp phần nâng cao

chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó, VACPA nên xem xét và thường xuyên cập nhật bổ sung các quy trình trong chương trình kiểm tốn mẫu kịp thời với các thay đổi của chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực kế toán để đảm bảo quy trình kiểm tốn mẫu ln đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực.

3.3.3 Tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng và cập nhật kiến thức cho cáckiểm toán viên kiểm toán viên

Hội nghề nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên kết hợp với các tổ chức đào tạo nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia để xây dựng một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc đào tạo này sẽ khắc phục được tình trạng chất lượng kiểm toán viên không đồng đều giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập của Việt Nam như hiện nay do hệ thống đào tạo ở các công ty kiểm tốn cịn có sự khác biệt khá lớn. Bên cạnh đó, việc thiết kế các chương trình đào tạo cần kết hợp với các tình huống minh họa cụ thể để từ đó giúp các kiểm tốn viên có sự hiểu biết sâu sắc hơn về chuẩn mực, cũng như cách thức áp dụng các chuẩn mực trong thực tiễn.

Ngoài ra, VACPA cũng cần quản lý chặt chẽ việc cập nhật kiến thức hàng năm của các kiểm toán viên trong Hội để đảm bảo rằng các kiểm tốn viên có chứng chỉ kiểm toán tham gia cập nhật kiến thức đầy đủ.

3.4 Giải pháp về phía khách hàng được kiểm tốn

Trong q trình đánh giá rủi ro theo mơ hình rủi ro kinh doanh, kiểm tốn viên cần phải tìm hiểu các thơng tin về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị như:

• Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

• Đặc điểm của đơn vị, lĩnh vực hoạt động;

• Các chính sách kế tốn mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi;

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w