Đánh giá rủi ro theo yêu cầu chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 36)

1.4.1 Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn mực kiểm toán quốc tế về rủi ro và đánh giá rủi ro rủi ro

Khái niệm rủi ro kiểm toán đã được đề cập lần đầu tiên trong SAS 47 “Rủi ro kiểm toán và trọng yếu khi thực hiện kiểm toán” ban hành bởi Ủy ban kiểm toán Hoa Kỳ (AICPA) năm 1983. Trong đó rủi ro kiểm tốn được định nghĩa như sau: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm tốn viên có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không đúng đắn về Báo cáo tài chính mà trong đó có các sai sót trọng yếu”.

Trên thế giới, để xây dựng các chuẩn mực quốc tế và dung hịa tối đa các chuẩn mực và chính sách khác nhau của các quốc gia, tháng 10/1977 Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC) đã ra đời. Trong IFAC, Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC) được thành lập vào 1980 chịu trách nhiệm xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG. Rủi ro kiểm toán được định nghĩa trong nguyên tắc kiểm toán

quốc tế IAG số 25 “Trọng yếu và rủi ro kiểm toán” như sau: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm tốn viên có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét khơng đúng đắn về các thơng tin tài chính và đó là các sai sót trọng yếu”.

Bên cạnh rủi ro kiểm toán, IAG 25 cũng nêu ra các thành phần của rủi ro bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và mối quan hệ giữa các loại rủi ro đó.

Đến tháng 11 năm 1991, IAPC đã nâng cấp các nguyên tắc thực hành kiểm toán quốc tế và ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA. Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán, hai chuẩn mực liên quan trực tiếp đến đánh giá và đối phó với rủi ro trong cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính bao gồm ISA 240 – “Gian lận và sai sót” và ISA 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm sốt nội bộ”. Nhìn chung định nghĩa của rủi ro kiểm tốn trong giai đoạn này khơng có nhiều sự khác biệt so với định nghĩa trước trong các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế.

Cuối thế kỷ 20, q trình tồn cầu hóa và sự phát triển thị trường tài chính quốc tế đã làm tăng nhu cầu thông tin phục vụ cho các nhà đầu tư. Sự phát triển của công nghệ thơng tin địi hỏi việc kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ các hệ thống và quy trình liên quan đến thơng tin. Các thay đổi này dẫn đến sự hình thành hàng loạt nhu cầu xã hội đối với việc nâng cao chất lượng thơng tin. Vào năm 2002, Ủy ban thực hành kiểm tốn quốc tế (IAPC) đổi tên thành ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB).

Cũng trong thời gian này, sự sụp đổ hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như Enron, Worldcom… trong đó có lỗi của cơng ty kiểm tốn. Sự sụp đổ và thất bại trong các cuộc kiểm toán buộc Hội nghề nghiệp phải xem xét lại các chuẩn mực đã được ban hành.

Các chuẩn mực IAASB ban hành là các nguyên tắc cơ bản và thơng lệ về kiểm tốn và các dịch vụ liên quan. IAASB cũng ban hành các chuẩn mực thực hành nhằm “hướng dẫn thực hiện” và “hỗ trợ thực hiện” khi áp dụng các chuẩn mực và lựa chọn thơng lệ kiểm tốn phù hợp nhất.

Vào năm 2004, IAASB đã ban hành hai chuẩn mực mới liên quan tới đánh giá rủi ro là ISA 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị” và ISA 330 – “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên với rủi ro đã đánh giá”.

Về nội dung, chuẩn mực mới đưa ra nhiều khái niệm cụ thể hơn liên quan đến việc đánh giá rủi ro đặc biệt là phương pháp tiếp cận rủi ro kiểm toán nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh. Phương pháp kiểm tốn dựa trên rủi ro kinh doanh tập trung vào việc mơ hình hóa các q trình tạo ra rủi ro kinh doanh của công ty khách hàng, và sử dụng kiến thức này làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro của báo cáo tài chính, và là trọng tâm chính của các thử nghiệm kiểm soát sau này.

Đến năm 2009, các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến đánh giá rủi ro được bổ sung, hiệu đính lại, tuy nhiên khơng có sự khác biệt đáng kể về nội dung so với phiên bản trước. Chuẩn mực mới này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2009.

Sau năm 2009, IAASB tiếp tục hiệu đính các chuẩn mực. Đến ngày 15 tháng 12 năm 2013, chuẩn mực ISA 315 đã được hiệu đính lại và thay thế cho ISA 315 được ban năm 2009

1.4.2 Yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế liên quan đánh giá và đối phó rủi ro hiện hành. ro hiện hành.

1.4.2.1Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên độc lập và thực hiện cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Chuẩn mực yêu cầu để kiểm tốn viên có cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm tốn tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được.

Bên cạnh đó, kiểm tốn viên phải thực hiện xét đốn chun mơn và ln duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt q trình lập kế hoạch cũng như thực hiện

kiểm toán và khi xác định, đánh giá rủi ro, khi thu thập bằng chứng kiểm tốn và hình thành ý kiến kiểm tốn.

1.4.2.2Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính. đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kiểm tốn quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn đối với gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn thêm cách áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 và số 330 đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và các thủ tục kiểm toán cần thiết để đối phó với các rủi ro đó.

Ngồi ra, việc thảo luận trong nhóm kiểm tốn theo yêu cầu của chuẩn mực phải luôn luôn được thực hiện và đặc biệt tập trung vào nội dung và cách thức mà báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm tốn dễ có sai sót trọng yếu do gian lận.

Tiếp theo, khi thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhằm tìm hiểu về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán và phỏng vấn đối với Ban Giám đốc, Ban quản trị, các mối quan hệ bất thường hoặc ngồi dự kiến về rủi ro có thể có sai sót do gian lận trong báo cáo tài chính và quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị.

Bên cạnh các hướng dẫn về thủ tục đánh giá rủi ro, chuẩn mực cũng hướng dẫn biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá bao gồm biện pháp xử lý tổng thể và các thủ tục chi tiết khác.

Ở giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá các bằng chứng kiểm toán đã thu thập và các thủ tục phân tích đã thực hiện trước khi đưa ra kết luận tổng thể xem có dấu hiệu cho thấy có rủi ro chưa được phát hiện trước đó về sai sót trọng yếu do gian lận hay khơng.

Tìm hiểu khách hàng, mơi trường của doanh nghiệp bao gồm cả HTKSNB

Đánh giá rủi ro kinh doanh

Đánh giá rủi ro sai lệch trọng yếu ở mức độ báo cáo tài chính và khoản mục

Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

1.4.2.3Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ.

Cụ thể, chuẩn mực u cầu kiểm tốn viên phải tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ, để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay sai sót để thiết kế, thực hiện những thử nghiệm cơ bản. Mơ hình sơ lược về đánh giá rủi ro theo ISA 315 như hình 1.3 bên dưới.

Theo chuẩn mực, thủ tục đánh giá rủi ro phải đươc thực hiện để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Ngoài ra, chuẩn mực hướng dẫn các bước của thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm:

 Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị

 Thực hiện thủ tục phân tích

 Quan sát và điều tra

Đối với những hiểu biết cần có về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ, chuẩn mực hướng dẫn cụ thể các thơng tin cần tìm hiểu về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị và kiểm soát nội bộ.

Về việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, chuẩn mực cũng đưa ra các loại rủi ro phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán và những rủi ro mà nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản sẽ không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Thêm vào đó, chuẩn mực cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện thủ tục kiểm toán tiếp theo hoặc các thông tin mới thu thập được khơng nhất qn với những bằng chứng kiểm tốn ban đầu mà kiểm tốn viên đã dựa vào đó để đánh giá rủi ro thì kiểm tốn viên phải xem xét lại những đánh giá trước đó và từ đó sửa đổi các thủ tục kiểm tốn tiếp theo đã đặt ra trong kế hoạch.

Cuối cùng, chuẩn mực liệt kê các tài liệu trong giai đoạn đánh giá rủi ro này cần phải lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.

1.4.2.4Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối vớirủi ro đã đánh giá rủi ro đã đánh giá

Nội dung chính của chuẩn mực này là các quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn trong việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu mà kiểm tốn viên đã xác định và

đánh giá khi thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kiểm tốn Quốc tế số 315.

Chuẩn mực hướng dẫn các bước mà kiểm toán viên cần thực hiện khi tiến hành cuộc kiểm toán theo phương pháp đánh giá rủi ro và bắt đầu là từ phương pháp tiếp cận tổng quát để xác định rủi ro có sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính.

Tương ứng với kết quả đánh giá rủi ro đó, chuẩn mực quy định cụ thể nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán bổ sung sẽ thực hiện bao gồm cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết, chuẩn mực nhấn mạnh rằng trước khi đưa ra kết luận về cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá liệu các bằng chứng đã được thu thập để phục vụ cho cuộc kiểm tốn có đầy đủ và thích hợp để giảm mức độ rủi ro xảy ra sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính xuống mức thấp có thể chấp nhận được hay chưa. Cuối cùng chuẩn mực nêu rõ các nội dung cần trình bày trong hồ sơ kiểm tốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất và có thể được xem như là kim chỉ nam của cả một cuộc kiểm tốn. Lịch sử về sự hình thành và phát triển của các phương pháp tiếp cận kiểm toán cho thấy từ phương pháp tiếp cận chi tiết ban đầu cho đến nay đã trở thành phương pháp tiếp cận theo mơ hình rủi ro kinh doanh. Bên cạnh đó, để đánh giá rủi ro kiểm toán cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong rủi ro kiểm toán cũng như quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các nhân tố khác có liên quan. Tất cả các vấn đề này đã được trình bày trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam hiện hành.

Ngồi ra, các nghiên cứu trong chương 1 đã chỉ ra ảnh hưởng của mơ hình rủi ro kinh doanh trong kiểm toán đối với chất lượng báo cài chính. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đánh giá thực tiễn công tác đánh giá và đối phó rủi ro kiểm tốn của các cơng ty kiểm toán độc lập lớn tại Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc đánh giá này trong các công ty kiểm toán độc lập nhằm đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP LỚN Ở VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về các cơng ty kiểm tốn độc lập lớn tại Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển kiểm tốn độc lập tại Việt Nam

Kiểm toán độc lập là một nghề nghiệp khá non trẻ đối với Việt Nam, chính thức ra đời vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20. Quá trình phát triển hoạt động kiểm tốn độc lập có thể chia thành các giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn trước năm 1975, ở miền Bắc, khơng có hoạt động kiểm tốn độc lập. Ở miền Nam, đã bắt đầu xuất hiện các văn phòng của một số cơng ty kiểm tốn nước ngồi nhưng hoạt động kiểm tốn chưa được phát triển.

Giai đoạn 1975-1990, Việt Nam bắt tay vào xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và năm 1986 là năm đánh dấu một bước ngoặt đổi mới, đó là chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, thừa nhận sự tồn tại các thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, với sự manh nha của kinh tế thị trường, hoạt động kiểm tốn vẫn chưa có cơ hội xuất hiện, các văn phịng kiểm toán ở miền Nam trước đây đã chấm dứt hoạt động.

Đến năm 1991, kiểm toán độc lập mới bắt đầu xuất hiện mà khởi điểm là sự ra đời của hai cơng ty kiểm tốn độc lập. Ngày 13/5/1991: Bộ tài chính ký quyết định thành lập cơng ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC), với số nhân viên ban đầu là 13 người. Đến ngày 14/9/1993, công ty ASC được bổ sung thêm chức năng cung cấp dịch vụ kiểm toán và được đổi tên là cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính kế tốn và kiểm tốn (AASC). Đây là hai công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam.

Tiếp đến là sự ra đời của các cơng ty kiểm tốn: cơng ty kiểm tốn AISC (1994), cơng ty kiểm tốn AFC Sài Gịn (sau này đổi thành AFC) (1995), cơng ty kiểm tốn

Một phần của tài liệu Nâng cao thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w