1.2 Định nghĩa và sự cần thiết đánh giá và đối phó rủi ro
1.2.6 Sự cần thiết của việc đánh giá và đối phó rủi ro
Kiểm tốn viên khơng thể loại trừ hồn tồn rủi ro kiểm tốn và không thể đạt được sự đảm bảo tuyệt đối về việc báo cáo tài chính hồn tồn khơng có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Cuộc kiểm tốn ln có những hạn chế vốn có làm cho hầu hết các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm tốn đều mang tính thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Những hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn bắt nguồn từ:
Bản chất của việc lập và trình bày báo cáo tài chính;
Bản chất của các thủ tục kiểm toán;
Sự cần thiết phải thực hiện cuộc kiểm tốn với thời gian và giá phí hợp lý.
Chính vì thế mà khả năng kiểm tốn viên nhận xét khơng xác đáng về báo cáo tài chính là điều ln có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là phải tìm cách giới hạn khả năng đó ở mức độ chấp nhận được. Vì vậy, ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm toán để điều chỉnh các thủ tục kiểm tốn một cách thích hợp sao cho rủi ro này có thể giảm xuống thấp đến mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, kết quả của thủ tục đánh giá này sẽ trợ giúp cho kiểm toán viên trong suốt q trình kiểm tốn, góp phần giúp cuộc kiểm toán diễn ra hữu hiệu và hiệu quả hơn.
Sự cần thiết của việc đánh giá rủi ro được thể hiện trong mỗi giai đoạn kiểm toán như sau:
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn: q trình đánh giá rủi ro kiểm tốn chủ yếu được thực hiện tập trung ở giai đoạn này nhằm giúp cho các các kiểm tốn viên có thể xác định được phạm vi, quy mơ cuộc kiểm tốn, cũng như có thể xác định được các thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho mỗi phần hành.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: việc đánh giá được các rủi ro kiểm toán sẽ giúp cho các kiểm tốn viên có thể tiết kiệm thời gian vì đã họ đã xác định được những khoản mục, phần hành có mức độ rủi ro cao để tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán được cho là cần thiết, tránh tình trạng thực hiện các thủ tục kiểm tốn khơng cần thiết đối với những khoản mục có độ rủi ro thấp gây lãng phí thời gian cũng như chi phí thực hiện.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ một lần nữa giúp cho các kiểm tốn viên có thể đưa ra những kết luận kiểm toán phù hợp, nhằm mục tiêu vừa cung cấp cho khách hàng những báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, vừa đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được cho cơng ty kiểm tốn.