2.1 Tổng quan về các công ty kiểm toán độc lập lớn tại Việt Nam
2.1.2 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
VACPA được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 2005. Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng một Hội nghề nghiệp theo mơ hình quốc tế, VACPA đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể và bước đầu đạt được một số kết quả.
a/ Công tác tổ chức và quản lý Hội viên
Hội đã tạo lập được mơ hình tổ chức Hội theo nguyên tắc tập trung từ Trung ương đến địa phương. Hội có văn phịng chính tại Hà Nội và văn phịng tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là hai địa phương có nhiều hội viên và cơng ty kiểm tốn. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2006, VACPA đã kế thừa việc quản lý việc đăng ký Kiểm toán viên hành nghề được chuyển giao từ Bộ Tài chính. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2012, Hội đã có 1313 hội viên chính thức. Cơng tác quản lý hội viên đã đi vào nề nếp và ổn định.
b/ VACPA thực hiện các cơng việc do Bộ Tài chính chuyển giao
Thực hiện Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung cơng việc quản lý hành nghề kế tốn và kiểm toán. Hội cũng đã tiếp nhận việc quản lý và đăng ký hành nghề của các công ty kiểm tốn và kiểm tốn viên, cơng khai danh sách các cơng ty kiểm tốn đủ điều kiện kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm lên trang web của Hội và gửi đến các cơ quan, bộ ngành trong cả nước.
Năm 2012, VACPA tiếp tục thực hiện Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ Tài chính, chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số
nhiệm vụ quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, cũng như thực hiện Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập. Sau 7 năm hoạt động, năm 2012, VACPA đã tập trung triển khai thực hiện có kết quả tốt các cơng việc: tổ chức cập nhật kiến thức kiểm tốn viên; phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ của các cơng ty kiểm tốn; tham gia Hội đồng thi kiểm tốn viên của Bộ Tài chính; tham gia xây dựng các chế độ chính sách, Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán... Theo Quyết định số 1053/QĐ-BTC ngày 13/05/2008 của Bộ Tài chính đã “Uỷ quyền cho VACPA thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Quốc tế hiện hành”. Trong năm 2012, VACPA đã hoàn thiện 37 Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam trình Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính ban hành tại Thơng tư 214-2012/TT-BTC ngày 06/12/2012. VACPA đã in sách 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và sách dịch 37 Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, triển khai và hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực. Qua công việc soạn thảo, cập nhật Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, VACPA đã được Bộ Tài chính đánh giá thực hiện có hiệu quả, chất lượng tốt và tiếp tục giao cho VACPA nhiệm vụ phổ biến và soạn thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, VACPA cũng đã tích cực thực hiện việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách bao gồm: (1) Tham gia xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập; (2) Tham gia Tổ biên tập xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới; (3) Tham gia trực tiếp hoặc bằng văn bản các dự thảo Thông tư về thi và cấp chứng chỉ kiểm tốn viên, đăng ký hành nghề, quản lý và cơng khai danh sách kiểm tốn viên, Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn, chứng khốn... của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khốn, Kiểm tốn Nhà nước...
c/ Hoạt động liên kết với các Hội nghề nghiệp quốc tế
VACPA đã mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quản lý Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp và nâng cao uy tín, hình ảnh của
Kiểm tốn viên Việt Nam trong khu vực và thế giới. Hội đã ký biên bản hợp tác với Hội kế tốn cơng chứng Anh (ACCA), Hội kế tốn cơng chứng Australia (CPA Australia). Hội đã tổ chức nhiều đoàn đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm ở các nước, cũng như phối hợp triển khai hiệu quả nhiều hoạt động hợp tác như tổ chức diễn đàn về công ty vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Tổng quan về cơng ty kiểm tốn độc lập lớn tại Việt Nam
2.1.3.1Tiêu thức phân loại quy mơ của cơng ty kiểm tốn tại Việt Nam
Trên thế giới, đa số các quốc gia sử dụng một trong ba tiêu thức: số lượng lao động, vốn, hoặc doanh thu để đánh giá và phân loại quy mô của các công ty. Một số quốc gia khác sử dụng kết hợp hai hoặc cả ba tiêu thức nói trên.
Tại Việt Nam, hiện tại cũng có một số tiêu thức về vốn, lao động hoặc doanh thu để phân loại quy mơ các cơng ty trong nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, chưa có một tiêu thức cụ thể nào để phân loại quy mô các công ty trong lĩnh vực kiểm toán do một số vấn đề như:
Nếu áp dụng tiêu thức vốn đầu tư sẽ không phù hợp vì đặc điểm của cơng ty kiểm tốn là cung cấp dịch vụ và khơng cần đầu tư nhiều tài sản.
Nếu áp dụng tiêu chí số lao động cũng khơng phù hợp. Bởi lẽ, cơng việc kiểm tốn là sử dụng chất xám, số lượng lao động không cần nhiều như những công ty sản xuất.
Nếu áp dụng tiêu thức doanh thu cũng gặp nhiều khó khăn do quy mô doanh thu của các công ty kiểm tốn so với các cơng ty trong các lĩnh vực khác tại Việt Nam cũng có những khác biệt nhất định.
Do đó, để thuận tiện cho việc phân loại, người viết sử dụng phương pháp chấm điểm các cơng ty kiểm tốn của TS.Đồn Thanh Nga được thực hiện trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam” năm 2011 để làm cơ sở phân loại quy mô các công ty kiểm tốn tại Việt Nam. Việc phân nhóm
được thực hiện trên các chỉ tiêu thể hiện đặc thù riêng của ngành kiểm toán bao gồm số lượng nhân viên chuyên nghiệp, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn viên, số lượng khách hàng và doanh thu.
Theo đó, dựa trên báo cáo của các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam gửi tới VACPA về các chỉ tiêu: số lượng nhân viên chuyên nghiệp, số người có chứng chỉ kiểm toán viên, số lượng khách hàng, tổng doanh thu trong năm 2012, các cơng ty kiểm tốn Việt Nam có thể được phân thành ba nhóm: các cơng ty có quy mơ lớn, các cơng ty có quy mơ vừa và các cơng ty có quy mơ nhỏ. Chi tiết tiêu chí phân loại như bảng 2.1 bên dưới.
Bảng 2.1 Tiêu chí chấm điểm để phân loại các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam
TT
Chỉ tiêu đánh giá
quy mô công ty Số lượng/Giá trị đánh giá
Điểm số
1 Số lượng nhân viên chuyên nghiệp
Từ 10 đến dưới 50 người 5 Từ 50 đến dưới 100 người 10
Từ 100 người trở lên 15
2 Số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn viên
Dưới 10 người 5 Từ 10 người đến dưới 30 người 10 Từ 30 người đến dưới 50 người 15 Từ 50 người trở lên 20 3 Số lượng khách hàng Dưới 50 khách hàng 5 Từ 50 đến dưới 100 khách hàng 10 Từ 100 khách hàng trở lên 15 4
Tổng doanh thu thuần trong năm 2012 Dưới 5 tỷ đồng 5 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ 10 Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ 20 Từ 30 tỷ đến dưới 40 tỷ 30 Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ 40 Trên 50 tỷ 50 Tổng số điểm 100
Tiêu chí phân loại:
- Các cơng ty có điểm từ 80 điểm trở lên: Quy mơ lớn - Các cơng ty có điểm số từ 60 đến dưới 80 điểm: Quy mô vừa - Các cơng ty có điểm số từ 40 đến dưới 60 điểm: Quy mô nhỏ
Các số liệu về cơ cấu doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên chuyên nghiệp được trình bày cụ thể trong Phụ lục 4.
Hầu hết các cơng ty kiểm tốn lớn đều là thành viên của các cơng ty kiểm tốn quốc tế hoặc hãng hội viên hiệp hội (chiếm 13 trên 16 công ty). Do là thành viên của các Hãng quốc tế nên các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam có thể kế thừa những thành quả mà các hãng quốc tế đã xây dựng được như: quy trình kiểm tốn, quy trình đào tạo đội ngũ kiểm tốn viên, phương thức điều hành quản lý…
2.1.3.2Doanh thu và cơ cấu doanh thu
Các cơng ty kiểm tốn quy mô lớn dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cơng ty kiểm tốn (khoảng 11% tổng số cơng ty kiểm tốn) nhưng tổng doanh thu của các công ty này lại chiếm khoảng 74% tổng doanh thu của toàn thị trường. Điều này cho thấy sự chênh lệch rất đáng kể về quy mô doanh thu của các cơng ty kiểm tốn lớn với phần cịn lại của thị trường.
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của VACPA từ 147 công ty kiểm toán cho thấy, số lượng khách hàng toàn ngành năm 2012 tăng 4,9% so với năm 2011. Trong đó cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi tăng 10,8%. Sự gia tăng đáng kể khách hàng nước ngoài tạo nên lợi thế nhất định cho các cơng ty kiểm tốn lớn mà phần lớn là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Do là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế nên các cơng ty này thừa hưởng số lượng khách hàng khá lớn từ hãng khi các khách hàng của hãng trong cùng tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam.
2.1.3.3Số lượng và đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của các công ty kiểm toán độc lập lớn ở Việt Nam ngày càng đa dạng và mở rộng. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa đối tượng khách hàng của các công ty kiểm tốn lớn có vốn đầu tư từ nước ngồi và cơng ty kiểm tốn độc lập lớn có vốn đầu tư trong nước mà cụ thể là: các cơng ty kiểm tốn 100% vốn nước ngồi có đối tượng khách hàng chủ yếu là các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế. Khách hàng của các cơng ty này thường có quy mơ lớn và giá phí kiểm tốn rất cao. Các cơng ty kiểm tốn độc lập lớn có vốn đầu tư trong nước có đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm: các công ty nhà nước, công ty cổ
phần, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, dự án quốc tế, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Khách hàng đa dạng đã tạo điều kiện cho các kiểm toán viên ở các cơng ty kiểm tốn lớn có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình cơng ty và khơng ngừng nâng cao kỹ năng chun mơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong môi trường làm việc thực tế. Từ đó, nâng cao chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính.
2.1.3.4Số lượng nhân viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân nhân viên kiểm toán đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Theo số liệu thống kê ngày 25/06/2013 thì tính đến 31/12/2012, cả nước có 10.070 nhân viên làm việc trong các cơng ty kiểm tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chun nghiệp, có 1.582 kiểm tốn viên bao gồm: 192 người vừa có chứng chỉ kiểm tốn viên Việt Nam, vừa có chứng chỉ kiểm tốn viên nước ngồi; 129 người có chứng chỉ kiểm tốn viên nước ngồi. Trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã được nâng cao nhiều hơn.
Các cơng ty kiểm tốn lớn cũng cũng chiếm một số lượng đáng kể nhân lực của ngành kiểm toán. Cụ thể, theo báo cáo năm 2012 của VACPA, tổng số nhân viên chuyên nghiệp ở các cơng ty kiểm tốn lớn chiếm 51% nhân sự tồn ngành kiểm tốn. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn viên cũng chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 43% tổng số kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề đang hoạt động ở các cơng ty kiểm tốn.
Với số lượng lớn nhân viên chun nghiệp cũng như kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán, chất lượng của các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tiến hành bởi các cơng ty kiểm tốn độc lập lớn được đảm bảo hơn khi các công ty này đáp ứng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ kiểm tốn viên.
2.1.3.5Chính sách tuyển dụng và đào tạo và nhân viên
Các cơng ty kiểm tốn độc lập lớn ở Việt Nam hầu hết đều quan tâm đến việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên nói chung và nhân viên chun nghiệp nói
riêng. Các cơng ty kiểm tốn có quy mơ lớn đã có quy chế thi tuyển chặt chẽ và tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước lựa chọn.
Hầu hết các cơng ty kiểm tốn lớn đều nhận thấy việc bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có một số ít cơng ty kiểm tốn lớn với 100% vốn nước ngoài đã xây dựng được chương trình và nội dung đào tạo theo chuyên ngành và theo các cấp bậc của nhân viên. Các công ty kiểm tốn cịn lại thì chương trình, nội dung đào tạo chủ yếu tập trung về bồi dưỡng nghiệp vụ và hầu hết chưa thành lập một bộ phận đào tạo chuyên nghiệp nào.
2.1.3.6Sự đa dạng của dịch vụ cung cấp
Dịch vụ do các cơng ty kiểm tốn lớn cung cấp trong thời gian qua không ngừng được đa dạng hoá. Hiện nay, bên cạnh dịch vụ truyền thống là dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính thì đã xuất hiện thêm các dịch vụ khác có liên quan như dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế, dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn nhân lực, tư vấn đầu tư… Một số cơng ty kiểm tốn lớn đã cung cấp thêm một số dịch vụ mới như tư vấn định giá cổ phần hố cơng ty, sốt xét báo cáo tài chính, tư vấn tái cấu trúc cơng ty, tư vấn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ… Tuy nhiên, trong số các dịch vụ trên thì dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của hầu hết các cơng ty kiểm tốn, các dịch vụ khác có tỷ trọng doanh thu đang tăng dần nhưng tốc độ còn chậm.
2.2. Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập của Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam được ban hành đến nay bao gồm: Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập, Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP, Thông tư Số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP, Luật kiểm tốn độc lập ngày 29/3/2011. Ngồi ra, Bộ Tài chính cũng đã có 7 đợt ra quyết định ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán với
37 chuẩn mực quy định những nguyên tắc, thủ tục, phương pháp kiểm toán áp dụng trong quá trình thực hành kiểm tốn tại các công ty. Lần gần đây nhất ngày 06/12/2012 Bộ tài chính ban hành 37 Chuẩn mực kiểm toán mới để thay thế cho các chuẩn mực kiểm tốn cũ theo Thơng tư 214/2012/TT-BTC.
Về cơ bản, hệ thống pháp lý nói trên do Nhà nước ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các công ty kiểm tốn độc lập, việc hình thành đội ngũ kiểm tốn viên, bồi dưỡng, thi tuyển cấp chứng chỉ và quản lý đội ngũ kiểm